Công ty tổ chức diễn tập phòng cháy và chữa cháy cho các nhân viên phải đảm bảo tuân thủ thực hiện những gì?
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy cho công ty là gì?
Cụ thể tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở như sau:
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở
1. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
b) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định này;
c) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
đ) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
e) Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.
2. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, c và điểm d khoản 1 Điều này; trường hợp cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V Nghị định này phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
b) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
c) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.
3. Cơ quan, tổ chức hoạt động trong phạm vi một cơ sở đã bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, trong phạm vi quản lý của mình phải thực hiện các nội dung sau đây:
a) Bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Sử dụng thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;
c) Cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
d) Phối hợp với người đứng đầu cơ sở thực hiện, duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.
4. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở tổ chức thực hiện trước khi đưa vào hoạt động và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
Trường hợp trong cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động, người đứng đầu cơ sở chịu trách nhiệm quản lý và duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy chung của cơ sở.
5. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này do người đứng đầu cơ sở lập và lưu giữ. Thành phần hồ sơ thực hiện theo quy định của Bộ Công an.
Theo đó, công ty cần đảm bảo một số yêu cầu, điều kiện trên về an toàn trong công tác phòng cháy và chữa cháy như quy định trên.
Công ty tổ chức diễn tập phòng cháy và chữa cháy cho các nhân viên (Hình từ Internet)
Tổ chức diễn tập phòng cháy và chữa cháy cho các nhân viên của công ty cần tuân thủ thực hiện những gì?
Về diễn tập phòng cháy chữa cháy cho công ty chị có thể tham khảo điểm a khoản 3, khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
...
3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
a) Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và từ 32 đến 48 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
...
4. Trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý;
b) Cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân có nhu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thì đề nghị cơ quan Công an hoặc cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đã được xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện. Kinh phí tổ chức huấn luyện do cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân tham gia huấn luyện chịu trách nhiệm.
5. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy:
a) Đối với cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện: Văn bản đề nghị kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC21); kế hoạch, chương trình, nội dung huấn luyện; danh sách trích ngang lý lịch của người đã được huấn luyện;
...
Như vậy, công ty chị có thể tự mình tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho nhân viên của công ty.
Trong trường hợp công ty chị không thể tự mình tổ chức được các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy thì công ty phải có đơn đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tổ chức lớp huấn luyện.
Luật Phòng cháy chữa cháy hiện hành không quy định cụ thể về thủ tục thông báo cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. Khi tiến hành tổ chức diễn tập phòng cháy và chữa cháy, công ty chị cần chuẩn bị phương án diễn tập phòng cháy chữa cháy, khi tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy thì lực lượng tham gia và các phương tiện có trong phương án phải có mặt và được huy động đầy đủ.
Sau khi đã diễn tập phòng cháy chữa cháy, để được cấp Giấy chứng nhận về huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thì công ty chị cần gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện.
- Kế hoạch, chương trình nội dung huấn luyện.
- Danh sách trích ngang lý lịch của người đã dự lớp huấn luyện.
Chị tham khảo toàn văn quy định trên để rõ hơn về trường hợp của mình.
Quy định về kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 8 Thông tư 149/2020/TT-BCA có quy định về kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy như sau:
Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy
1. Người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, chủ hộ gia đình, chủ rừng quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP căn cứ vào điều kiện, thực tế hoạt động và yêu cầu bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình. Nội dung kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP tương ứng với từng loại hình.
2. Kết quả kiểm tra phải thể hiện các nội dung cơ bản sau:
a) Phạm vi được kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
b) Ghi nhận và đánh giá các điều kiện không bảo đảm dẫn đến nguy cơ mất an toàn, vi phạm về phòng cháy, chữa cháy (nếu có), đề xuất các biện pháp khắc phục, xử lý nguy cơ mất an toàn, vi phạm về phòng cháy và chữa cháy;
c) Các nội dung khác có liên quan (nếu có).
3. Báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ sở quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP gửi cơ quan Công an quản lý trực tiếp gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Kết quả tự kiểm tra duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy;
b) Kết quả thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền;
c) Các nội dung khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?