Công ty Quản lý tài sản xem xét đầu tư, cung cấp tài chính khi khách hàng vay đáp ứng được các điều kiện nào?
- Công ty Quản lý tài sản xem xét đầu tư, cung cấp tài chính khi khách hàng vay đáp ứng được các điều kiện nào?
- Thủ tục đề nghị chấp thuận Phương án hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay của Công ty Quản lý tài sản được quy định như thế nào?
- Mức đầu tư cung cấp tài chính và bảo lãnh của Công ty Quản lý tài sản đối với khách hàng là bao nhiêu?
Công ty Quản lý tài sản xem xét đầu tư, cung cấp tài chính khi khách hàng vay đáp ứng được các điều kiện nào?
Theo Điều 31 Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định như sau:
Biện pháp hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay
1. Công ty Quản lý tài sản xem xét áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay sau đây:
a) Bảo lãnh cho khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng;
b) Đầu tư, cung cấp tài chính dưới các hình thức cho vay, mua trái phiếu doanh nghiệp;
c) Các hình thức đầu tư, cung cấp tài chính khác sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Công ty Quản lý tài sản sử dụng tài sản (không bao gồm các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt) và nguồn vốn hợp pháp để thực hiện các biện pháp hỗ trợ tài chính theo quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều này.
2. Công ty Quản lý tài sản xem xét đầu tư, cung cấp tài chính khi khách hàng vay đáp ứng được các điều kiện sau đây:
a) Khách hàng vay có khả năng phục hồi tốt hoặc có phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư có hiệu quả;
b) Có các biện pháp bảo đảm thu hồi vốn phù hợp cho các khoản đầu tư, cung cấp tài chính;
c) Phương án đầu tư, cung cấp tài chính bảo đảm sự an toàn và có tính khả thi, trong đó phân tích, đánh giá mức độ rủi ro, hiệu quả kinh tế của khoản đầu tư, cung cấp tài chính, bảo lãnh; nguồn vốn để triển khai; khả năng thu hồi vốn; biện pháp thu hồi vốn; biện pháp bảo đảm an toàn vốn và xử lý rủi ro phát sinh;
d) Điều kiện khác theo quy định của Công ty Quản lý tài sản.
...
Theo đó, Công ty Quản lý tài sản sẽ xem xét áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay được quy định tại khoản 1 Điều 31 Thông tư 19/2013/TT-NHNN khi khách hàng vay đáp ứng được các điều kiện tại khoản 2 Điều 31 Thông tư 19/2013/TT-NHNN.
Công ty Quản lý tài sản xem xét đầu tư, cung cấp tài chính khi khách hàng vay đáp ứng được các điều kiện nào? (hình từ internet)
Thủ tục đề nghị chấp thuận Phương án hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay của Công ty Quản lý tài sản được quy định như thế nào?
Tại Điều 32 Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về thủ tục đề nghị chấp thuận Phương án hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay được tiến hành như sau:
(1) Công ty Quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận Phương án đầu tư, cung cấp tài chính, Phương án bảo lãnh cho khách hàng vay vay vốn của tổ chức tín dụng (sau đây gọi chung là Phương án hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay) gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng). Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị chấp thuận Phương án hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay và góp vốn, mua cổ phần của khách hàng vay do người đại diện hợp pháp của Công ty Quản lý tài sản ký;
- Nghị quyết của Hội đồng thành viên của Công ty Quản lý tài sản thông qua Phương án hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay kèm theo Phương án hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay theo quy định tại điểm c khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 31 Thông tư 19/2013/TT-NHNN.
(2) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị chấp thuận Phương án hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay theo quy định tại mục (1), Ngân hàng Nhà nước xem xét, có văn bản gửi Công ty Quản lý tài sản về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận. Trong trường hợp không chấp thuận, văn bản gửi Công ty Quản lý tài sản phải nêu rõ lý do.
Mức đầu tư cung cấp tài chính và bảo lãnh của Công ty Quản lý tài sản đối với khách hàng là bao nhiêu?
Theo Điều 33 Thông tư 19/2013/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 32/2019/TT-NHNN quy định như sau:
Một số giới hạn an toàn, kiểm soát rủi ro trong hoạt động của Công ty Quản lý tài sản
1. Tổng mức đầu tư, cung cấp tài chính và bảo lãnh của Công ty Quản lý tài sản đối với một khách hàng không vượt quá 50% vốn điều lệ của Công ty Quản lý tài sản.
2. Tổng giá trị góp vốn điều lệ, vốn cổ phần tại điểm b khoản 1 Điều 36 Thông tư này không vượt quá vốn điều lệ của Công ty Quản lý tài sản.
3. Khách hàng vay đang trong quá trình giải thể, phá sản, thu hồi giấy phép hoạt động không được Công ty Quản lý tài sản xem xét, cơ cấu lại khoản nợ xấu, hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay.
Theo đó, tổng mức đầu tư, cung cấp tài chính và bảo lãnh của Công ty Quản lý tài sản đối với một khách hàng không vượt quá 50% vốn điều lệ của Công ty Quản lý tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?