Công ty Quản lý tài sản được quyền thu giữ bảo đảm để xử lý thu hồi nợ hay không? Có cần thực hiện hoạt động kiểm toán hay không?
Mục đích thành lập Công ty Quản lý tài sản là gì?
Mục đích thành lập Công ty Quản lý tài sản là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 53/2013/NĐ-CP, việc thành lập Công ty Quản lý tài sản được thực hiện nhằm mục đích sau:
(1) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) thành lập Công ty Quản lý tài sản nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.
(2) Công ty Quản lý tài sản là doanh nghiệp đặc thù, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
Căn cứ vào quy định trên, Điều 1 Quyết định 1459/QĐ-NHNN được ban hành nhằm quy định việc thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi là Công ty Quản lý tài sản) nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế, cụ thể như sau:
(1) Công ty Quản lý tài sản là doanh nghiệp đặc thù do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ; chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
(2) Công ty Quản lý tài sản có tư cách pháp nhân và con dấu riêng; được mở tài khoản bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước theo quy định của pháp luật.
(3) Tên gọi của Công ty Quản lý tài sản:
a) Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
b) Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Công ty Quản lý tài sản.
c) Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Vietnam Asset Management Company.
d) Tên viết tắt bằng tiếng Anh: VAMC.
(4) Vốn điều lệ của Công ty Quản lý tài sản là 500.000.000.000 đồng (Năm trăm tỷ đồng chẵn).
Như vậy, Công ty Quản lý tài sản được thành lập với những quy định cụ thể về tên gọi, vốn điều lệ và hình thức tổ chức theo quy định của pháp luật hiện hành nhằm mục tiêu xử lý các khoản nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.
Công ty Quản lý tài sản có được thu giữ tài sản để đảm bảo xử lý, thu hồi nợ không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 53/2013/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 34/2015/NĐ-CP, Công ty Quản lý tài sản có những quyền hạn cụ thể như sau:
a) Yêu cầu tổ chức tín dụng bán nợ, khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ bên bảo đảm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu về tổ chức và hoạt động của khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm; thông tin, tài liệu về các khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã được bán cho Công ty Quản lý tài sản;
b) Đề nghị tổ chức tín dụng bán các khoản nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản;
c) Tham gia quá trình cơ cấu lại khách hàng vay sau khi góp vốn, mua cổ phần tại khách hàng vay;
d) Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm theo quy định của pháp luật; thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý, thu hồi nợ;
đ) Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, cơ quan bảo vệ pháp luật hoàn tất các thủ tục, hồ sơ pháp lý về tài sản bảo đảm và phối hợp, hỗ trợ trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm và thu hồi, xử lý nợ, tài sản bảo đảm;
e) Đề nghị các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm liên quan đến tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu do Công ty Quản lý tài sản mua chưa được đăng ký giao dịch bảo đảm;
g) Công ty Quản lý tài sản trở thành bên nhận bảo đảm và được thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm dựa trên hợp đồng mua bán nợ xấu mà không phải ký lại hợp đồng bảo đảm với bên bảo đảm;
h) Giám sát, kiểm tra các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện các hoạt động được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 53/2013/NĐ-CP;
i) Đối với Khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt, Công ty Quản lý tài sản được thu một số tiền trên số tiền thu hồi Khoản nợ xấu theo tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính trừ đi số tiền Công ty Quản lý tài sản đã thu theo quy định tại điểm l khoản này, trong trường hợp số tiền thu được từ thu hồi Khoản nợ xấu lớn hơn số tiền đã thu theo điểm l khoản này.
Trong trường hợp số tiền này nhỏ hơn số tiền Công ty Quản lý tài sản đã thu theo điểm l khoản này thì Công ty Quản lý tài sản không phải hoàn trả tổ chức tín dụng số tiền đã thu theo điểm l khoản này (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 18/2016/NĐ-CP);
k) Các quyền khác của chủ nợ, bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật.
l) Đối với Khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt, hàng năm, Công ty Quản lý tài sản được thu một số tiền theo một tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính tính trên số dư nợ gốc còn lại cuối kỳ của Khoản nợ đang được hạch toán nội bảng trên bảng cân đối kế toán của Công ty Quản lý tài sản.
Số tiền tổ chức tín dụng trả cho Công ty Quản lý tài sản theo quy định tại điểm i và điểm l khoản này được hạch toán vào chi phí của tổ chức tín dụng (được sửa đổi và bãi bỏ một phần bởi khoản 1 Điều 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định 18/2016/NĐ-CP)
m) Được kế thừa quyền và nghĩa vụ chủ nợ của tổ chức tín dụng bán nợ, bao gồm cả quyền và nghĩa vụ tố tụng trong việc khởi kiện khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm tại Tòa án; kế thừa quyền và nghĩa vụ chủ nợ của tổ chức tín dụng bán nợ trong quá trình thi hành án.
n) Công ty Quản lý tài sản không phải đăng ký thay đổi bên nhận bảo đảm trong hợp đồng bảo đảm đã đăng ký khi mua lại khoản nợ xấu từ tổ chức tín dụng bán nợ và tổ chức tín dụng bán nợ không phải đăng ký thay đổi bên nhận bảo đảm khi mua lại hoặc nhận lại khoản nợ xấu từ Công ty Quản lý tài sản.
Căn cứ vào những quyền hạn được quy định nêu trên, Công ty Quản lý tài sản có thể thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý, thu hồi nợ. Để việc thực hiện được diễn ra thuận tiện, Công ty Quản lý tài sản có quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, cơ quan bảo vệ pháp luật hoàn tất các thủ tục, hồ sơ pháp lý về tài sản bảo đảm và phối hợp, hỗ trợ trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm và thu hồi, xử lý nợ, tài sản bảo đảm
Công ty Quản lý tài sản có phải thực hiện hoạt động kiểm toán hay không?
Nghĩa vụ của Công ty Quản lý tài sản được liệt kê tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 53/2013/NĐ-CP như sau:
a) Bảo toàn và phát triển vốn được Nhà nước giao;
b) Thực hiện kiểm toán độc lập hàng năm;
c) Thực hiện việc đăng ký hợp đồng mua bán quyền đòi nợ theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;
d) Chịu trách nhiệm giải trình trước cơ quan quản lý nhà nước, công chúng về tình hình hoạt động;
đ) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ và quy định của pháp luật;
Theo đó, thực hiện kiểm toán độc lập hàng năm là một trong những nghĩa vụ cơ bản mà Công ty Quản lý tài sản phải thực hiện.
Như vậy, Công ty Quản lý tài sản (VAMC) được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế nước nhà. Các quyền và nghĩa vụ cụ thể của Công ty Quản lý tài sản được quy định tại các văn bản liên quan, trong đó, Công ty Quản lý tài sản được phép thu giữ tài sản bảo đảm để phục vụ công tác xử lý, thu hồi nợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?