Công ty quản lý quỹ được phép tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài với mức đầu tư tối đa là bao nhiêu?
Tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là gì?
Tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 135/2015/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là hoạt động đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài.
2. Công cụ đầu tư là loại chứng khoán, giấy tờ có giá khác được phép đầu tư ở nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là việc tổ chức được phép tự doanh thực hiện mua, bán chứng khoán và giấy tờ có giá khác ở nước ngoài hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài cho chính mình.
4. Ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là việc tổ chức kinh tế (sau đây gọi là tổ chức ủy thác) giao vốn bằng ngoại tệ cho tổ chức được phép nhận ủy thác đầu tư ở trong nước (sau đây gọi là tổ chức nhận ủy thác) thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thông qua hợp đồng ủy thác đầu tư.
...
Như vậy, tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là việc tổ chức được phép tự doanh thực hiện mua, bán chứng khoán và giấy tờ có giá khác ở nước ngoài hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài cho chính mình.
Tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là gì? (Hình từ Internet)
Công ty quản lý quỹ được phép tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài với mức đầu tư tối đa là bao nhiêu?
Mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của công ty quản lý quỹ được quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 105/2016/TT-BTC như sau:
Tỷ lệ đầu tư an toàn của công ty quản lý quỹ
1. Công ty quản lý quỹ được phép đầu tư tối đa hai mươi phần trăm (20%) vốn chủ sở hữu tại báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất đã được soát xét và báo cáo tài chính quý gần nhất và không vượt quá hạn mức tự doanh đăng ký đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận vào công cụ đầu tư do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.
2. Trường hợp danh Mục đầu tư của công ty quản lý quỹ vượt quá hạn mức quy định tại Khoản 1 Điều này do biến động giá trên thị trường của tài sản đang nắm giữ, do được hưởng các quyền có liên quan đến tài sản nắm giữ, công ty quản lý quỹ phải thực hiện các biện pháp Điều chỉnh cần thiết để tuân thủ hạn mức đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều này trong thời hạn ba (03) tháng kể từ ngày đầu tư vượt quá hạn mức.
3. Công ty quản lý quỹ phải tuân thủ các quy định về đầu tư tài chính theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động công ty quản lý quỹ khi thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Như vậy, theo quy định, công ty quản lý quỹ được phép tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài với mức đầu tư tối đa hai mươi phần trăm (20%) vốn chủ sở hữu tại báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất đã được soát xét và báo cáo tài chính quý gần nhất.
Lưu ý: Mức đầu tư này không được vượt quá hạn mức tự doanh đăng ký đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận vào công cụ đầu tư do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.
Trường hợp công ty quản lý quỹ vượt quá hạn mức tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thì phải có trách nhiệm gì?
Trường hợp công ty quản lý quỹ vượt quá hạn mức tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 105/2016/TT-BTC như sau:
Tỷ lệ đầu tư an toàn của công ty quản lý quỹ
1. Công ty quản lý quỹ được phép đầu tư tối đa hai mươi phần trăm (20%) vốn chủ sở hữu tại báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất đã được soát xét và báo cáo tài chính quý gần nhất và không vượt quá hạn mức tự doanh đăng ký đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận vào công cụ đầu tư do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.
2. Trường hợp danh Mục đầu tư của công ty quản lý quỹ vượt quá hạn mức quy định tại Khoản 1 Điều này do biến động giá trên thị trường của tài sản đang nắm giữ, do được hưởng các quyền có liên quan đến tài sản nắm giữ, công ty quản lý quỹ phải thực hiện các biện pháp Điều chỉnh cần thiết để tuân thủ hạn mức đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều này trong thời hạn ba (03) tháng kể từ ngày đầu tư vượt quá hạn mức.
3. Công ty quản lý quỹ phải tuân thủ các quy định về đầu tư tài chính theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động công ty quản lý quỹ khi thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Như vậy, theo quy định, trường hợp công ty quản lý quỹ vượt quá hạn mức tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài do biến động giá trên thị trường của tài sản đang nắm giữ, do được hưởng các quyền có liên quan đến tài sản nắm giữ thì công ty quản lý quỹ phải thực hiện các biện pháp điều chỉnh cần thiết để tuân thủ hạn mức đầu tư theo quy định trong thời hạn ba (03) tháng kể từ ngày đầu tư vượt quá hạn mức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?