Công ty Mua bán nợ Việt Nam thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi trong các trường hợp nào?
Công ty Mua bán nợ Việt Nam thực hiện trích lập dự phòng bằng những hình thức nào?
Trích lập dự phòng của Công ty Mua bán nợ Việt Nam (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quy chế tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (gọi tắt là Quy chế) ban hành kèm theo Thông tư 62/2021/TT-BTC quy định về trích lập dự phòng của Công ty Mua bán nợ Việt Nam như sau:
Trích lập dự phòng
1. Công ty thực hiện trích lập, xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư theo quy định tại Quy chế này. Các nội dung không quy định tại Quy chế này thì thực hiện theo quy định áp dụng đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và các quy định của pháp luật có liên quan,
Theo đó, các hình thức Công ty Mua bán nợ Việt Nam thực hiện trích lập dự phòng bao gồm:
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
- Dự phòng nợ phải thu khó đòi;
- Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư.
Công ty Mua bán nợ Việt Nam thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi trong trường hợp nào?
Tại khoản 3 Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 62/2021/TT-BTC quy định như sau:
Trích lập dự phòng
…
3. Dự phòng nợ phải thu khó đòi:
a) Các trường hợp trích lập dự phòng bao gồm: nợ phải thu khó đòi đối với các khoản nợ DATC dùng vốn kinh doanh để mua theo thỏa thuận và chỉ định; nợ phải thu khó đòi khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh của DATC;
b) Công ty không phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đối với: các khoản nợ tiếp nhận từ các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu hoặc theo chỉ định của cấp có thẩm quyền; nợ phải thu khi Công ty thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ định của cấp có thẩm quyền.
Căn cứ quy định trên thì Công ty Mua bán nợ Việt Nam phải thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi trong các trường hợp sau:
- Nợ phải thu khó đòi đối với các khoản nợ Công ty Mua bán nợ Việt Nam dùng vốn kinh doanh để mua theo thỏa thuận và chỉ định;
- Nợ phải thu khó đòi khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh của Công ty Mua bán nợ Việt Nam.
Bên cạnh đó, Công ty Mua bán nợ Việt Nam không phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi trong các trường hợp như sau:
- Các khoản nợ tiếp nhận từ các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu hoặc theo chỉ định của cấp có thẩm quyền;
- Nợ phải thu khi Công ty thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ định của cấp có thẩm quyền.
Việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của Công ty Mua bán nợ Việt Nam phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 62/2021/TT-BTC thì nguyên tắc trích lập dự phòng đối với các khoản nợ phát sinh từ hoạt động mua, xử lý nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp như sau:
- Mức trích lập dự phòng không vượt quá giá trị còn lại của giá vốn mua nợ.
- Mức trích lập dự phòng cụ thể thực hiện theo quy định tại Quy chế trích lập dự phòng do Hội đồng thành viên Công ty Mua bán nợ Việt Nam ban hành và đảm bảo nguyên tắc mức trích lập lần đầu tối thiểu là 15% giá trị quá hạn của giá vốn mua nợ còn lại đối với khoản nợ mua quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm và trích đủ 100% giá trị quá hạn của giá vốn mua nợ còn lại đối với khoản nợ mua quá hạn từ 5 năm trở lên.
- Việc xác định thời gian quá hạn và giá trị quá hạn của khoản nợ mua để trích lập dự phòng được tính từ thời điểm chuyển giao quyền chủ nợ cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam (trên cơ sở biên bản hoặc thông báo bàn giao quyền chủ nợ) hoặc cam kết trả nợ gần nhất giữa bên nợ và Công ty Mua bán nợ Việt Nam phù hợp với phương án thu hồi nợ và/hoặc khả năng trả nợ của bên nợ.
- Đối với các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng Công ty Mua bán nợ Việt Nam thu thập được các bằng chứng xác định nêu sau đây thì công ty cần dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng:
+ Bên nợ đã phá sản, đã mở thủ tục phá sản, đã bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh;
+ Bên nợ đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đang mắc bệnh hiểm nghèo (có xác nhận của bệnh viện) hoặc đã chết;
+ Khoản nợ đã được doanh nghiệp yêu cầu thi hành án nhưng không thể thực hiện được do đối tượng nợ bỏ trốn khỏi nơi cư trú;
+ Khoản nợ đã được doanh nghiệp khởi kiện đòi nợ nhưng bị đình chỉ giải quyết vụ án.
Mức trích lập dự phòng tối đa bằng giá trị còn lại của giá vốn mua nợ đang theo dõi trên sổ kế toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?