Công ty Mua bán nợ Việt Nam có thể mua nợ và tài sản để phục vụ mục đích kinh doanh cho chính công ty mình được hay không?
Công ty Mua bán nợ Việt Nam có thể mua nợ và tài sản để phục vụ mục đích kinh doanh không?
Hoạt động mua nợ và tài sản của Công ty Mua bán nợ Việt Nam
Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 129/2020/NĐ-CP, Công ty Mua bán nợ Việt Nam thực hiện hoạt động mua nợ và tài sản để phục vụ mục đích kinh doanh của công ty mình dựa trên nguyên tắc sau:
- Phương án mua nợ, tài sản phải có hiệu quả, có phương án thu hồi vốn khả thi, bảo toàn và phát triển vốn. Giá mua nợ, tài sản do Công ty Mua bán nợ Việt Nam xác định trên nguyên tắc đảm bảo khả năng sinh lời của phương án mua nợ, tài sản;
- Nợ và tài sản được mua phải có hồ sơ chứng minh quyền chủ nợ, quyền chủ sở hữu tài sản;
- Việc mua nợ, tài sản chỉ thực hiện khi có phương án được phê duyệt theo phân cấp thẩm quyền quy định và có thể thực hiện cho từng khoản nợ, tài sản hay theo nhóm gồm nhiều khoản nợ, tài sản khác nhau của cùng một chủ nợ, chủ tài sản hoặc của nhiều chủ nợ, chủ tài sản;
- Công ty Mua bán nợ Việt Nam không được sử dụng vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 129/2020/NĐ-CP để mua lại nợ của chính các tổ chức, cá nhân đó.
Theo đó, có thể thấy Công ty Mua bán nợ Việt Nam có thể mua nợ và tài sản để phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty mình với điều kiện phải thực hiện đúng theo nguyên tắc nêu trên.
Nguyên tắc mua nợ và tài sản theo chỉ định của Công ty Mua bán nợ Việt Nam được quy định như thế nào?
Công ty Mua bán nợ Việt Nam mua nợ và tài sản theo chỉ định dựa trên căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 129/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Công ty Mua bán nợ Việt Nam có trách nhiệm xây dựng phương án mua nợ, mua tài sản (bao gồm cả dự án cần hỗ trợ xử lý nợ) đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật và văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để thực hiện. Công ty Mua bán nợ Việt Nam sử dụng nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn do nhà nước cấp theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để thực hiện phương án mua nợ, tài sản theo chỉ định. Trong đó:
+ Các khoản nợ, tài sản mua theo chỉ định là các khoản nợ, tài sản của các doanh nghiệp gắn với việc cơ cấu lại doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phù hợp với thẩm quyền quy định;
+ Nội dung chỉ định bao gồm: đối tượng mua nợ, tài sản; giá mua nợ, tài sản; các biện pháp hỗ trợ xử lý tài chính, xử lý tài sản (nếu cần);
+ Cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có nợ và tài sản có trách nhiệm phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các cơ quan liên quan báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các nội dung chỉ định sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính.
- Các chủ nợ, chủ tài sản và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam để triển khai phương án đã xây dựng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Theo đó, Công ty Mua bán nợ Việt Nam thực hiện mua nợ và tài sản theo chỉ định dựa vào nguyên tắc nêu trên.
Nợ mua bởi Công ty Mua bán nợ Việt Nam được xử lý thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 129/2020/NĐ-CP, nội dung xử lý đối với khoản nợ mua của Công ty Mua bán nợ Việt Nam gồm:
- Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, khoanh nợ, gia hạn nợ và điều chỉnh lãi suất khoản nợ phù hợp với khả năng của bên nợ và điều kiện thị trường;
- Giảm trừ nghĩa vụ trả nợ lãi và một phần nợ gốc cho bên nợ nhưng phải đảm bảo phương án mua nợ có hiệu quả;
- Thỏa thuận với bên nợ và các bên có liên quan để thu nợ bằng tài sản (bao gồm cả: quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; dự án, kể cả dự án bất động sản). Tài sản thu nợ phải được định giá thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá và đảm bảo có đủ hồ sơ, điều kiện để thực hiện chuyển giao quyền sở hữu giữa các bên theo quy định của pháp luật;
- Thỏa thuận với bên nợ và bên thứ ba để thực hiện quyền chuyển giao nghĩa vụ trả nợ sang bên thứ ba trên nguyên tắc đảm bảo thuận lợi hơn cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam trong việc xử lý nợ và thu hồi nợ;
-Thỏa thuận với chủ sở hữu doanh nghiệp về việc chuyển nợ thành vốn góp để tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp theo quy định tại Mục 5 Chương II Nghị định 129/2020/NĐ-CP;
- Việc xử lý tài sản bảo đảm khoản nợ thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định này.
Như vậy, ngoài việc mua nợ và tài sản theo chỉ định, Công ty Mua bán nợ Việt Nam còn có thể mua nợ và tài sản vì mục đích kinh doanh của công ty mình. Nội dung xử lý đối với khoản nợ mua của Công ty Mua bán nợ Việt Nam được quy định cụ thể tại Nghị định 129/2020/NĐ-CP nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?