Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội được quyền chủ động nhượng bán các khoản đầu tư tài chính nào?
- Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội được quyền chủ động nhượng bán các khoản đầu tư tài chính nào?
- Việc chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội do ai có thẩm quyền quyết định?
- Việc chuyển nhượng theo hình thức thỏa thuận tại các công ty cổ phần chưa niêm yết được thực hiện trong trường hợp nào?
Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội được quyền chủ động nhượng bán các khoản đầu tư tài chính nào?
Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã được đổi tên, nay là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội theo quy định tại Điều 2 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Nghị định 05/2018/NĐ-CP.
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Quyết định 1609/QĐ-BTC năm 2012 quy định về việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính như sau:
Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính
1. VIETTEL được quyền chủ động nhượng bán, thanh lý tài sản cố định hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được; các khoản đầu tư tài chính không có nhu cầu tiếp tục đầu tư hoặc không nằm trong định hướng phát triển của VIETTEL để thu hồi vốn trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn.
2. Thẩm quyền quyết định thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
a) Tổng giám đốc VIETTEL quyết định các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị còn lại dưới 30% tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáo tài chính quý gần nhất của VIETTEL.
Các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức phân cấp phải báo cáo chủ sở hữu quyết định.
...
Như vậy, theo quy định thì Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội được quyền chủ động nhượng bán các khoản đầu tư tài chính không có nhu cầu tiếp tục đầu tư hoặc không nằm trong định hướng phát triển của Công ty để thu hồi vốn trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn.
Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội được quyền chủ động nhượng bán các khoản đầu tư tài chính nào? (Hình từ Internet)
Việc chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội do ai có thẩm quyền quyết định?
Căn cứ khoản 3 Điều 14 Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Quyết định 1609/QĐ-BTC năm 2012 quy định về việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính như sau:
Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính
...
3. Chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính:
a) Việc chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật chứng khoán.
b) Thẩm quyền quyết định việc chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính của VIETTEL tại các công ty cổ phần được chuyển đổi từ Tổng công ty nhà nước hoặc công ty mẹ.
- Tổng giám đốc VIETTEL quyết định việc chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của mình theo quy định của pháp luật và quy định của quy chế này.
c) Phương thức chuyển nhượng:
- Tùy theo hình thức góp vốn, VIETTEL được thực hiện chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính phù hợp với quy định của pháp luật, điều lệ của doanh nghiệp có vốn góp của VIETTEL và các cam kết tại các hợp đồng liên doanh, liên kết của các bên.
- Đối với chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính tại các công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch Upcom thì VIETTEL được chủ động thực hiện theo các phương thức khớp lệnh, đấu giá, thỏa thuận hoặc chào bán cạnh tranh nhưng không được thấp hơn giá trị thị trường tại thời điểm bán.
...
Như vậy, thẩm quyền quyết định việc chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính được thực hiện như sau:
(1) Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính của Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội tại các công ty cổ phần được chuyển đổi từ Tổng công ty nhà nước hoặc công ty mẹ.
(2) Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội quyết định việc chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của mình theo quy định của pháp luật và quy định của Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Quyết định 1609/QĐ-BTC năm 2012.
Việc chuyển nhượng theo hình thức thỏa thuận tại các công ty cổ phần chưa niêm yết được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 14 Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Quyết định 1609/QĐ-BTC năm 2012 quy định về việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính như sau:
Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính
...
3. Chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính:
c) Phương thức chuyển nhượng:
...
- Đối với chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính tại các công ty cổ phần chưa niêm yết thì VIETTEL chủ động lựa chọn phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận trực tiếp để chuyển nhượng trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn và không thấp hơn giá thị trường tại thời điểm bán. Trong đó:
+ Trường hợp chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính có giá trị tính theo mệnh giá trên 10 tỷ đồng thì VIETTEL phải thực hiện đấu giá qua Sở Giao dịch chứng khoán. Chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính có giá trị tính theo mệnh giá dưới 10 tỷ đồng VIETTEL được lựa chọn thuê tổ chức tài chính trung gian (các công ty chứng khoán) bán đấu giá, hoặc tự tổ chức đấu giá tại VIETTEL, hoặc thực hiện đấu giá qua Sở Giao dịch chứng khoán.
+ Việc chuyển nhượng theo hình thức thỏa thuận chỉ được thực hiện sau khi tổ chức đấu giá công khai nhưng chỉ có một người đăng ký mua và phải đảm bảo giá bán sát với giá thị trường tại thời điểm bán; Trong trường hợp này, giá thị trường tại thời điểm bán cần căn cứ vào báo giá của ít nhất 03 công ty chứng khoán có thực hiện giao dịch chứng khoán của doanh nghiệp có vốn góp của VIETTEL, trường hợp không có giao dịch thì giá bán không thấp hơn giá ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp có vốn góp của VIETTEL.
...
Như vậy, việc chuyển nhượng theo hình thức thỏa thuận chỉ được thực hiện sau khi tổ chức đấu giá công khai nhưng chỉ có một người đăng ký mua và phải đảm bảo giá bán sát với giá thị trường tại thời điểm bán.
Trong trường hợp này, giá thị trường tại thời điểm bán cần căn cứ vào báo giá của ít nhất 03 công ty chứng khoán có thực hiện giao dịch chứng khoán của doanh nghiệp có vốn góp của Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.
Trường hợp không có giao dịch thì giá bán không thấp hơn giá ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp có vốn góp của Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?