Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội có trách nhiệm thực hiện các biện pháp nào để bảo toàn vốn?
- Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội có trách nhiệm thực hiện các biện pháp nào để bảo toàn vốn?
- Mọi biến động về tăng, giảm vốn tại Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội phải báo cáo cho đơn vị nào?
- Trường hợp Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội chưa bảo toàn được vốn chủ sở hữu thì xử lý như thế nào?
Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội có trách nhiệm thực hiện các biện pháp nào để bảo toàn vốn?
Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã được đổi tên, nay là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội theo quy định tại Điều 2 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Nghị định 05/2018/NĐ-CP.
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Quyết định 1609/QĐ-BTC năm 2012 quy định về việc bảo toàn vốn như sau:
Bảo toàn vốn
...
2. VIETTEL có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để bảo toàn vốn như sau:
a) Thực hiện đúng chế độ quản lý sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo quy định của pháp luật;
b) Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật;
c) Xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất, các khoản nợ không có khả năng thu hồi và trích lập các khoản dự phòng rủi ro sau đây:
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
- Dự phòng các khoản phải thu khó đòi;
- Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
d) Các biện pháp khác về bảo toàn vốn chủ sở hữu tại VIETTEL theo quy định của pháp luật.
3. Việc trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp; xử lý chênh lệch tỷ giá thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Việc chuyển lỗ thực hiện theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định thì Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để bảo toàn vốn sau đây:
(1) Thực hiện đúng chế độ quản lý sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo quy định của pháp luật;
(2) Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật;
(3) Xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất, các khoản nợ không có khả năng thu hồi và trích lập các khoản dự phòng rủi ro sau đây:
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
- Dự phòng các khoản phải thu khó đòi;
- Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
(4) Các biện pháp khác về bảo toàn vốn chủ sở hữu tại Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội theo quy định của pháp luật.
Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội có trách nhiệm thực hiện các biện pháp nào để bảo toàn vốn? (Hình từ Internet)
Mọi biến động về tăng, giảm vốn tại Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội phải báo cáo cho đơn vị nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Quyết định 1609/QĐ-BTC năm 2012 quy định về việc bảo toàn vốn như sau:
Bảo toàn vốn
1. Mọi biến động về tăng, giảm vốn tại VIETTEL phải báo cáo Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính để theo dõi, giám sát.
Định kỳ 6 tháng, hàng năm VIETTEL phải đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thông qua chỉ tiêu mức độ bảo toàn vốn.
Hệ số bảo toàn vốn:
Mức độ bảo toàn vốn được xác định theo hệ số H:
...
Như vậy, theo quy định thì mọi biến động về tăng, giảm vốn tại Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội phải báo cáo Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính để theo dõi, giám sát.
Trường hợp Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội chưa bảo toàn được vốn chủ sở hữu thì xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Quyết định 1609/QĐ-BTC năm 2012 quy định về việc bảo toàn vốn như sau:
Bảo toàn vốn
1. Mọi biến động về tăng, giảm vốn tại VIETTEL phải báo cáo Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính để theo dõi, giám sát.
...
Đối với trường hợp VIETTEL chưa bảo toàn được vốn chủ sở hữu thì Tổng giám đốc phải có báo cáo giải trình rõ nguyên nhân không bảo toàn được vốn, hướng khắc phục trong thời gian tới gửi Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của VIETTEl.
2. VIETTEL có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để bảo toàn vốn như sau:
a) Thực hiện đúng chế độ quản lý sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo quy định của pháp luật;
b) Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật;
c) Xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất, các khoản nợ không có khả năng thu hồi và trích lập các khoản dự phòng rủi ro sau đây:
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
- Dự phòng các khoản phải thu khó đòi;
- Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
d) Các biện pháp khác về bảo toàn vốn chủ sở hữu tại VIETTEL theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định, đối với trường hợp Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội chưa bảo toàn được vốn chủ sở hữu thì Tổng giám đốc phải có báo cáo giải trình rõ nguyên nhân không bảo toàn được vốn, hướng khắc phục trong thời gian tới gửi Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của Công ty.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?