Công ty luật nước ngoài không hoạt động liên tục tại trụ sở đã đăng ký trong thời hạn 06 tháng có bị chấm dứt hoạt động không?
- Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư có phải có địa chỉ nơi thường trú của luật sư thành viên hay không?
- Công ty luật nước ngoài không hoạt động liên tục tại trụ sở đã đăng ký trong thời hạn 06 tháng có bị chấm dứt hoạt động không?
- Công ty luật nước ngoài có được quyền tạm ngừng hoạt động hay không?
Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư có phải có địa chỉ nơi thường trú của luật sư thành viên hay không?
Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư có phải có địa chỉ nơi thường trú của luật sư thành viên hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2013/NĐ-CP về Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư như sau:
Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư có nội dung chính sau đây:
1. Tên, địa chỉ trụ sở;
2. Lĩnh vực hành nghề;
3. Họ, tên, số và ngày cấp Thẻ luật sư của người đại diện theo pháp luật;
4. Họ, tên, địa chỉ nơi thường trú của luật sư thành viên.
Như vậy, Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư phải có địa chỉ nơi thường trú của luật sư thành viên.
Công ty luật nước ngoài không hoạt động liên tục tại trụ sở đã đăng ký trong thời hạn 06 tháng có bị chấm dứt hoạt động không?
Thu hồi Giấy phép thành lập của chi nhánh, công ty luật nước ngoài theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 40 Nghị định 123/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 137/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
Thu hồi Giấy phép thành lập của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
1. Giấy phép thành lập của chi nhánh, công ty luật nước ngoài bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tự chấm dứt hoạt động tại Việt Nam;
b) Bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập;
d) Không hoạt động liên tục tại trụ sở đã đăng ký trong thời hạn 06 tháng, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật;
đ) Không đăng ký hoạt động sau 60 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập;
e) Không hoạt động trở lại hoặc không có báo cáo về việc tiếp tục tạm ngừng hoạt động quá 06 tháng, kể từ ngày hết thời hạn tạm ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật;
g) Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam không còn hoạt động ở nước ngoài;
Thêm vào đó, dựa vào quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 123/2013/NĐ-CP về chấm dứt hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài như sau:
Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
1. Chi nhánh, công ty luật nước ngoài chấm dứt hoạt động khi bị thu hồi Giấy phép thành lập theo quy định tại Điều 40 của Nghị định này.
Như vậy, Công ty luật nước ngoài không hoạt động liên tục tại trụ sở đã đăng ký trong thời hạn 06 tháng, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật thì sẽ bị thu hồi Giấy phép thành lập và chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.
Công ty luật nước ngoài có được quyền tạm ngừng hoạt động hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 123/2013/NĐ-CP về Tạm ngừng hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài, cụ thể như sau:
Tạm ngừng hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
1. Chi nhánh, công ty luật nước ngoài có quyền tạm ngừng hoạt động nhưng phải báo cáo bằng văn bản về việc tạm ngừng và tiếp tục hoạt động với Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, cơ quan thuế ở địa phương nơi đăng ký hoạt động chậm nhất là 30 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục hoạt động. Thời gian tạm ngừng hoạt động không quá 02 năm.
2. Báo cáo về việc tạm ngừng hoạt động có những nội dung chính sau đây:
a) Tên chi nhánh, công ty luật;
b) Số, ngày, tháng, năm cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật;
c) Địa chỉ trụ sở;
d) Thời gian tạm ngừng hoạt động, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng hoạt động;
đ) Lý do tạm ngừng hoạt động;
e) Báo cáo về việc thanh toán nợ, giải quyết các hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng và hợp đồng lao động đã ký với luật sư, người lao động khác của chi nhánh, công ty luật.
3. Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ khác, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với người lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đối với hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng nhưng chưa thực hiện xong thì phải thỏa thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đó.
4. Trong trường hợp công ty luật nước ngoài tạm ngừng hoạt động thì các chi nhánh của công ty luật đó cũng phải tạm ngừng hoạt động.
Như vậy, công ty luật nước ngoài có quyền tạm ngừng hoạt động nhưng phải báo cáo bằng văn bản về việc tạm ngừng và tiếp tục hoạt động với Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, cơ quan thuế ở địa phương nơi đăng ký hoạt động chậm nhất là 30 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục hoạt động.
Lưu ý: Thời gian tạm ngừng hoạt động không quá 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?