Công ty hợp danh không có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
- Công ty hợp danh không có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
- Thành viên góp vốn của Công ty hợp danh có bắt buộc phải là cá nhân không?
- Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế có được trở thành thành viên hợp danh của công ty không?
Công ty hợp danh không có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định vi phạm về công ty hợp danh như sau:
Vi phạm về công ty hợp danh
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty;
b) Thành viên hợp danh đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc là thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác (trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại);
c) Thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn không nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được chấp thuận, trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc bổ sung đủ thành viên hợp danh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:
a) Trong lĩnh vực đầu tư là 300.000.000 đồng;
b) Trong lĩnh vực đấu thầu là 300.000.000 đồng;
c) Trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp là 100.000.000 đồng;
d) Trong lĩnh vực quy hoạch là 500.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, theo quy định, trường hợp công ty hợp danh không có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Đồng thời còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc bổ sung đủ thành viên hợp danh theo quy định.
Công ty hợp danh không có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? (Hình từ Internet)
Thành viên góp vốn của Công ty hợp danh có bắt buộc phải là cá nhân không?
Căn cứ khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công ty hợp danh như sau:
Công ty hợp danh
1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Như vậy, theo quy định, thành viên góp vốn của Công ty hợp danh cũng có thể là tổ chức, không bắt buộc phải là cá nhân.
Lưu ý: Thành viên góp vốn của Công ty hợp danh chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế có được trở thành thành viên hợp danh của công ty không?
Căn cứ khoản 1 Điều 181 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh
1. Thành viên hợp danh có quyền sau đây:
...
đ) Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và tài liệu khác của công ty khi thấy cần thiết;
e) Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty;
g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;
h) Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ và nghĩa vụ tài sản khác thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
i) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
2. Thành viên hợp danh có nghĩa vụ sau đây:
a) Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty;
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?