Công ty gia đình là gì? Khi mở công ty gia đình thì nên mở theo loại hình doanh nghiệp như thế nào?
Công ty gia đình là gì? Khi mở công ty gia đình thì nên mở theo loại hình doanh nghiệp như thế nào?
Hiện nay pháp luật không có quy định về công ty gia đình là gì. Nhưng có thể hiểu công ty gia đình là một hình thức tổ chức và quản lý doanh nghiệp trong đó thành viên trong gia đình đóng vai trò quan trọng và tham gia vào hoạt động điều hành và quản lý của công ty.
Đây là một mô hình phổ biến và tồn tại lâu đời trong các doanh nghiệp tư nhân ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam.
Theo như Luật Doanh nghiệp 2020 thì hiện nay có 05 loại hình doanh nghiệp như sau: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Khi mở công ty gia đình thì có thể tham khảo lựa chọn 02 loại hình doanh nghiệp dưới đây:
Theo tại Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Công ty hợp danh
1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Công ty hợp danh phù hợp với công ty gia đình mà các thành viên trong gia đình muốn hợp tác với nhau.
Tại Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phù hợp với các công ty gia đình có quy mô trung bình và lớn.
Lưu ý: Để duy trình tính chất gia đình của công ty, các thành viên trong gia đình cần phải nắm giữ phần lớn số vốn điều lệ và các vị trí lãnh đạo, quản lý trong công ty.
Công ty gia đình là gì? Khi mở công ty gia đình thì nên mở các loại hình doanh nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)
Thành lập công ty gia đình theo loại hình công ty hợp danh thì hồ sơ gồm các tài liệu nào?
Thành lập công ty gia đình theo loại hình công ty hợp danh thì hồ sơ gồm các tài liệu được quy định tại Điều 20 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh có cần phải có số lượng lao động dự kiến không?
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh có cần phải có số lượng lao động dự kiến không, thì theo quy định tại khoản 7 Điều 23 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên doanh nghiệp;
2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại; số fax, thư điện tử (nếu có);
3. Ngành, nghề kinh doanh;
4. Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân;
5. Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
6. Thông tin đăng ký thuế;
7. Số lượng lao động dự kiến;
8. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
9. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
Theo quy định trên thì Số lượng lao động dự kiến là nội dung chủ yếu của giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Cho nên giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh phải số lượng lao động dự kiến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?