Công ty du lịch nội địa có phải phối hợp với cơ quan nhà nước để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch không?
- Công ty du lịch nội địa có phải phối hợp với cơ quan nhà nước để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch không?
- Công ty du lịch nội địa không phối hợp với cơ quan nhà nước để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch bị phạt bao nhiêu?
- Chánh Thanh tra sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền xử phạt công ty du lịch nội địa không phối hợp với cơ quan nhà nước để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch không?
Công ty du lịch nội địa có phải phối hợp với cơ quan nhà nước để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch không?
Căn cứ khoản 1 Điều 37 Luật Du lịch 2017 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành
1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch, chương trình du lịch cho khách du lịch theo phạm vi kinh doanh quy định trong giấy phép;
b) Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này; công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;
c) Thông báo về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trong thời hạn 15 ngày kể từ khi thay đổi;
d) Cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch;
đ) Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch, trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch;
e) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng;
g) Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch;
h) Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;
i) Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục hậu quả;
k) Quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch.
...
Theo quy định trên, việc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch là một trong những trách nhiệm mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành phải thực hiện.
Du lịch lữ hành (hình từ Internet)
Công ty du lịch nội địa không phối hợp với cơ quan nhà nước để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 4 Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch;
b) Không cung cấp thông tin về chương trình du lịch, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch hoặc đại diện khách du lịch;
c) Không công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch hoặc trong hợp đồng lữ hành hoặc trên ấn phẩm quảng cáo hoặc trong giao dịch điện tử.
...
Đồng thời tại Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực du lịch
...
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Chiếu theo các quy định này, công ty du lịch nội địa không phối hợp với cơ quan nhà nước để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Chánh Thanh tra sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền xử phạt công ty du lịch nội địa không phối hợp với cơ quan nhà nước để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch không?
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch được quyền xử phạt các vi phạm hành chính tại Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP.
Đồng thời căn cứ Điều 19 Nghị định 45/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền của cơ quan Thanh tra chuyên ngành
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng.
2. Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Theo quy định này, Chánh Thanh tra sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được quyền xử phạt hành chính với mức phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và 50.000.000 đồng đối với tổ chức (theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP) (cao hơn mức xử phạt hành chính tối đa có thể áp dụng đối với công ty du lịch nội địa không phối hợp với cơ quan nhà nước để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch ).
Như vậy, Chánh Thanh tra sở Văn hóa Thể thao và Du lịch được quyền xử phạt công ty du lịch nội địa vi phạm quy định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?