Công ty con nhận ủy quyền hợp đồng thực hiện gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn từ công ty mẹ có được xem xét làm căn cứ đánh giá năng lực kinh nghiệm trong hồ sơ dự thầu không?
- Tiêu chuẩn đánh giá năng lực và kinh nghiệm nhà thầu có được quy định trong hồ sơ dự thầu hay không?
- Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm trong hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn được gồm những nội dung gì?
- Công ty con nhận ủy quyền hợp đồng thực hiện gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn từ công ty mẹ có được xem xét làm căn cứ đánh giá năng lực kinh nghiệm trong hồ sơ dự thầu không?
Tiêu chuẩn đánh giá năng lực và kinh nghiệm nhà thầu có được quy định trong hồ sơ dự thầu hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định như sau:
"Điều 12. Lập hồ sơ mời thầu
[...]
2. Hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá). Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng."
Theo đó, tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệp được xem là một trong những tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và được quy định trong hồ sơ mời thầu.
Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm trong hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn được gồm những nội dung gì?
Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP liên quan đến tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu cụ thể như sau:
“Điều 12. Lập hồ sơ mời thầu
[...]
3. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa bao gồm:
a) Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm
Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó phải quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Cụ thể như sau:
- Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự; kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;
- Năng lực sản xuất và kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;
- Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá năng lực về tài chính của nhà thầu.
Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại Điểm này cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu cụ thể. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung nêu tại Điểm này thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.
[...]
4. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp bao gồm:
a) Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm
Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó phải quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Cụ thể như sau:
- Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự về quy mô, tính chất kỹ thuật, điều kiện địa lý, địa chất, hiện trường (nếu có); kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;
- Năng lực kỹ thuật: Số lượng, trình độ cán bộ chuyên môn chủ chốt, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện gói thầu và số lượng thiết bị thi công sẵn có, khả năng huy động thiết bị thi công để thực hiện gói thầu;
- Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá về năng lực tài chính của nhà thầu;
Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại Điểm này cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung nêu tại Điểm này thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.
[...]
5. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn và gói thầu hỗn hợp
Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này để xác định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất) hoặc tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá) cho phù hợp.
[...]”.
Theo đó, đối với việc đánh giá tiêu chí về năng lực và kinh nghiệm của hồ sơ dự thầu xem xét trên kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự về quy mô, tính chất kỹ thuật điều kiện địa lý, địa chất, hiện trường (nếu có); kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu.
Công ty con nhận ủy quyền hợp đồng thực hiện gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn từ công ty mẹ có được xem xét làm căn cứ đánh giá năng lực kinh nghiệm trong hồ sơ dự thầu không?
Công ty con nhận ủy quyền hợp đồng thực hiện gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn từ công ty mẹ có được xem xét làm căn cứ đánh giá năng lực kinh nghiệm trong hồ sơ dự thầu không? (Hình từ Internet)
Căn cứ hướng dẫn tại Mẫu hồ sơ mời thầu dịch vụ phi tư vấn tại Thông tư 14/2016/TT-BKHĐT có quy định hướng dẫn về kinh nghiệm cụ thể trong thực hiện hợp đồng tương tự:
“Số lượng tối thiểu các hợp đồng tương tự(7) mà nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn(8) với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh) hoặc nhà thầu phụ(9) trong khoảng thời gian kể từ ngày 01 tháng 01 năm ___ đến thời điểm đóng thầu:
(i) số lượng hợp đồng là N, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu là V (N x V = X) hoặc
(ii) số lượng hợp đồng khác N, ít nhất có 01 hợp đồng có giá trị tối thiểu là V và tổng giá trị tất cả các hợp đồng ≥ X.”
Theo đó, tiêu chuẩn về kinh nghiệm được xem xét trên hợp đồng tương tự mà nhà thầu thực hiện với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh) hoặc nhà thầu phụ.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Do đó, hợp đồng ủy quyền bản chất là sự thỏa thuận thực hiện công việc, không ghi nhận tư cách nhà thầu đối với bên được ủy quyền.
Từ các căn cứ trên, theo quan điểm cá nhân của người hỗ trợ, hợp đồng được ủy quyền thực hiện gói thầu không được xem là hợp đồng riêng của công ty con để đánh giá năng lực kinh nghiệm khi thực hiện việc liên danh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?