Công ty con cấp 1 là gì? Phương pháp hợp nhất báo cáo tài chính giữa công ty mẹ và công ty con cấp 1 có vốn góp của các đơn vị khác trong tập đoàn?
Công ty con cấp 1 là gì?
Công ty con cấp 1 được giải thích tại Điều 2 Thông tư 202/2014/TT-BTC như sau:
Giải thích thuật ngữ
Trong Thông tư này các thuật ngữ được hiểu như sau:
1. Công ty con cấp 1 là công ty con bị công ty mẹ kiểm soát trực tiếp thông qua quyền biểu quyết trực tiếp của công ty mẹ.
...
Theo đó, công ty con cấp 1 được hiểu là công ty con bị công ty mẹ kiểm soát trực tiếp thông qua quyền biểu quyết trực tiếp của công ty mẹ.
Công ty con cấp 1 là gì? Phương pháp hợp nhất báo cáo tài chính giữa công ty mẹ và công ty con cấp 1 có vốn góp của các đơn vị khác trong tập đoàn? (hình từ internet)
Có thể hợp nhất báo cáo tài chính giữa công ty mẹ và công ty con cấp 1 có vốn góp của các đơn vị khác trong tập đoàn không?
Hợp nhất báo cáo tài chính được quy định tại Điều 46 Thông tư 202/2014/TT-BTC, cụ thể:
Có thể hợp nhất báo cáo tài chính của công ty con cấp 1 đồng thời là công ty liên doanh, liên kết hoặc có vốn góp của các đơn vị khác trong tập đoàn.
Tuy nhiên khi hợp nhất báo cáo tài chính công ty mẹ phải tuân thủ đầy đủ quy trình hợp nhất báo cáo tài chính như đối với các công ty con khác, ngoài ra thực hiện thêm một số nguyên tắc sau:
(1) Xác định lợi ích của cổ đông mẹ và cổ đông không kiểm soát:
- Công ty mẹ phải xác định tỷ lệ phần sở hữu trong công ty con bằng tổng phần sở hữu trực tiếp và gián tiếp;
- Lợi ích cổ đông không kiểm soát trong công ty con bằng tổng phần sở hữu trực tiếp và gián tiếp.
(2) Khi loại trừ khoản đầu tư, xác định lợi thế thương mại và những vấn đề khác có liên quan, công ty mẹ phải áp dụng các nguyên tắc được quy định tại Điều 53 Thông tư này.
(3) Trường hợp Báo cáo tài chính của các đơn vị khác trong tập đoàn trình bày khoản đầu tư vào công ty con là đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu thì khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải điều chỉnh toàn bộ ảnh hưởng của việc áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu.
Phương pháp hợp nhất báo cáo tài chính giữa công ty mẹ và công ty con cấp 1 có vốn góp của các đơn vị khác trong tập đoàn quy định ra sao?
Phương pháp hợp nhất báo cáo tài chính giữa công ty mẹ và công ty con cấp 1 có vốn góp của các đơn vị khác trong tập đoàn quy định tại khoản 2 Điều 46 Thông tư 202/2014/TT-BTC, cụ thể như sau:
(1) Loại trừ khoản đầu tư của tập đoàn trong công ty con
- Loại trừ khoản đầu tư của mẹ vào con
Nợ Vốn góp của chủ sở hữu (tỷ lệ sở hữu của tập đoàn trong công ty con)
Nợ Lợi thế thương mại
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát (phần sở hữu gián tiếp của cổ đông không kiểm soát trong công ty con)
Có Đầu tư vào công ty con (BCTC mẹ)
Có Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (trên Báo cáo tài chính của các đơn vị trong nội bộ tập đoàn)
Có Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
Có Lãi từ giao dịch mua rẻ
- Ngoài ra, nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả của công ty con tại ngày mua thì công ty mẹ phải điều chỉnh giá trị tài sản và nợ phải trả theo giá trị ghi sổ và ghi nhận phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát trong khoản chênh lệch này như quy định tại Điều 15 Thông tư này.
- Sau khi ghi nhận tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý, công ty mẹ tiếp tục thực hiện việc điều chỉnh chi phí khấu hao của TSCĐ, bất động sản đầu tư và ghi nhận thuế hoãn lại (nếu có) theo quy định tại Điều 18 và 19 Thông tư này.
(2) Tách lợi ích cổ đông không kiểm soát đầu kỳ trong Công ty con
Nợ các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu (tỷ lệ sở hữu trực tiếp và gián tiếp)
Có lợi ích cổ đông không kiểm soát
(3) Xác định lợi ích cổ đông không kiểm soát phát sinh từ lợi nhuận sau thuế trong kỳ:
- Trường hợp công ty con có lãi
Nợ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát (theo tỷ lệ sở hữu trực tiếp và gián tiếp)
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát
- Trường hợp công ty con bị lỗ
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Có Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát (theo tỷ lệ sở hữu trực tiếp và gián tiếp)
(4) Nếu báo cáo tài chính của các đơn vị khác trong tập đoàn phản ánh khoản đầu tư vào công ty con dưới dạng đầu tư vào liên doanh, liên kết, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ phải thực hiện loại trừ toàn bộ ảnh hưởng của sự thay đổi trong giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu.
- Nếu báo cáo tài chính dùng để hợp nhất của các đơn vị trong tập đoàn đã điều chỉnh tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, công ty mẹ phải loại trừ khoản đã điều chỉnh tăng, ghi:
Nợ Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên doanh, liên kết (số điều chỉnh trong kỳ tính vào báo cáo kết quả kinh doanh)
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (số điều chỉnh vào báo cáo kết quả kinh doanh lũy kế đến đầu kỳ)
Nợ Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Số lũy kế đến cuối kỳ - nếu có)
Nợ Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Số lũy kế đến cuối kỳ - nếu có)
Có Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.
- Nếu báo cáo tài chính dùng để hợp nhất của các đơn vị trong tập đoàn đã điều chỉnh giảm giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, công ty mẹ phải loại trừ khoản đã điều chỉnh giảm bằng bút toán ngược lại với bút toán trên.
(5) Điều chỉnh lợi ích cổ đông không kiểm soát do ảnh hưởng của việc áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu
- Điều chỉnh lợi ích cổ đông không kiểm soát đầu kỳ do điều chỉnh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết:
+ Nếu điều chỉnh giảm, ghi:
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Có các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu liên quan
+ Nếu điều chỉnh tăng ghi ngược lại bút toán trên.
- Điều chỉnh lợi ích cổ đông không kiểm soát phát sinh trong kỳ do điều chỉnh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
+ Nếu điều chỉnh giảm:
Nợ Lợi ích của cổ đông thiểu số
Có Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số (Phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát tương ứng với phần lãi, hoặc lỗ trong kỳ của công ty liên doanh, liên kết đã bị ghi giảm)
Có các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu có liên quan (Phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát tương ứng với phần được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu của công ty liên doanh, liên kết đã bị ghi giảm)
+ Nếu điều chỉnh tăng ghi ngược lại bút toán trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?