Công ty có vốn đầu tư nước ngoài có được phép kinh doanh vàng và trang sức tại Việt Nam hay không?
- Công ty có vốn đầu tư nước ngoài có được kinh doanh vàng và trang sức đá quý tại Việt Nam hay không?
- Điều kiện để công ty có vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép kinh doanh vàng miếng tại Việt Nam là gì?
- Công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi kinh doanh vàng và trang sức tại Việt Nam có trách nhiệm thế nào?
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài có được kinh doanh vàng và trang sức đá quý tại Việt Nam hay không?
Theo Điều 8 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định điều kiện được kinh doanh vàng, đá quý tại Việt Nam cụ thể như sau:
Điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ
Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.
Như vậy, công ty có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo quy định và đáp ứng đủ các điều kiện trên sẽ được kinh doanh kinh doanh vàng trang sức tại Việt Nam
Bên cạnh đó trường hợp công ty muốn kinh doanh vàng miếng thì phải được cấp phép, cụ thể tại Điều 10 Nghị định 24/2012/NĐ-CP có nêu như sau:
Quản lý hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng
Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài có được phép kinh doanh vàng và trang sức tại Việt Nam hay không? (Hình từ Internet)
Điều kiện để công ty có vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép kinh doanh vàng miếng tại Việt Nam là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về điều kiện để doanh nghiệp được xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng là:
- Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
- Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.
- Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
- Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Bên cạnh đó để được muốn được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng thì công ty có vốn đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị theo quy định tại Điều 9 Thông tư 16/2012/TT-NHNN (Được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 03/2017/TT-NHNN) gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng;
- Danh sách các địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng (trụ sở chính, chi nhánh, địa điểm kinh doanh);
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và văn bản thể hiện địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng theo danh sách tại điểm b khoản này đã được đăng ký kinh doanh hoặc đã được thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Xác nhận của cơ quan thuế về số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng trong 02 (hai) năm liền kề trước đó.
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi kinh doanh vàng và trang sức tại Việt Nam có trách nhiệm thế nào?
Tại Điều 9 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp khi kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ tại Việt Nam như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về khối lượng, hàm lượng vàng, giá mua, giá bán các loại sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm bán ra thị trường.
2. Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.
3. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.
4. Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
5. Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng thì có trách nhiệm được quy định tại Điều 12 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, cụ thể:
Trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng
Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng có trách nhiệm:
1. Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Nghị định này.
2. Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm.
3. Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.
4. Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng.
5. Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
6. Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?