Công ty có người lao động xin nghỉ ốm vậy có phải làm thủ tục báo giảm nghỉ ốm đau cho người lao động (NLĐ) không?
Thủ tục báo giảm cho người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định pháp luật
Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 quy định như sau:
Trường hợp áp dụng
- Tăng mới lao động;
- Báo giảm lao động đối với các trường hợp người lao động chuyển đi; nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;
- Báo giảm do nghỉ hưởng chế độ BHXH (hưu trí, bảo lưu, ốm đau, thai sản);
- Báo giảm do nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, ngừng việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;
- Điều chỉnh đóng BHXH (người lao động thay đổi tiền lương đóng BHXH).
Thành phần hồ sơ
(1) NLĐ: NLĐ chưa có mã số BHXH (hoặc tra cứu không thấy mã số BHXH): Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
(2) Đơn vị SDLĐ:
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-LT);
- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Mẫu biểu kê khai
- Mẫu TK1-TS;
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-LT);
- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Trình tự thực hiện
Bước 1.
NLĐ:
- Trường hợp đã có mã số BHXH thì cung cấp mã số BHXH cho đơn vị;
- Trường hợp chưa có mã số BHXH: lập Tờ khai TK1-TS.
Đơn vị SDLĐ lập, nộp hồ sơ gửi cơ quan BHXH:
- Lập Mẫu D02-LT;
- Lập Mẫu D01-TS.
Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3. Đơn vị nhận kết quả đã giải quyết.
Cách thức thực hiện
Bước 1. Nộp hồ sơ: Đơn vị SDLĐ lựa chọn nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:
- Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia;
- Qua Bưu chính;
- Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
Bước 2. Nhận kết quả giải quyết theo các hình thức đã đăng ký.
Thời hạn giải quyết
- Không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN;
- Không quá 5 ngày đối với các trường hợp còn lại.
Kết quả giải quyết
- Trường hợp tăng, giảm lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: Sổ BHXH, thẻ BHYT.
- Trường hợp điều chỉnh tăng, giảm tiền lương đã đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: Cơ quan BHXH ghi nhận kết quả vào cơ sở dữ liệu.
Thủ tục báo giảm nghỉ ốm đau cho người lao động
Thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định pháp luật
Tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau như sau:
- Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
- Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
- Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Công ty tôi có người lao động (NLĐ) xin nghỉ ốm từ ngày 16 đến ngày 23 của tháng 4 thì có phải làm thủ tục báo giảm nghỉ ốm đau hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:
“Điều 42. Quản lý đối tượng
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
[...]"
Như vậy, trường hợp người lao động nghỉ ốm đau từ ngày 16/4 đến ngày 23/4. Nếu ngày nghỉ hàng tuần công ty là ngày chủ nhật thì tổng số ngày nghỉ chế độ ốm đau của người lao động là 7 ngày. Nếu ngày nghỉ hàng tuần công ty là ngày thứ bảy và ngày chủ nhật thì tổng số ngày nghỉ chế độ ốm đau của người lao động đó là 6 ngày. Do người lao động chưa nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên nên công ty không phải làm thủ tục báo giảm nghỉ ốm đau cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?