Công ty có được xử lý kỷ luật lao động với hình thức chuyển nhân viên sang làm công việc khác với mức lương thấp hơn không?
Xử lý kỷ luật lao động với hình thức chuyển sang làm công việc khác với mức lương thấp hơn có được không?
Theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 thì có 4 hình thức xử lý kỷ luật lao động, gồm có:
- Khiển trách.
- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
- Cách chức.
- Sa thải.
Về việc xử lý kỷ luật lao động theo hình thức chuyển sang công việc khác thì đây không phải là hình thức kỷ luật lao động, nếu công ty bạn thực hiện kỷ luật lao động theo hình thức này tức là đã không đúng quy định.
Xử lý kỷ luật lao động với hình thức chuyển sang làm công việc khác với mức lương thấp hơn có được không?
Việc điều chuyển sang làm công việc khác với mức lương thấp hơn được áp dụng trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
"Điều 29. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này."
Việc điều chuyển này chỉ có thể áp dụng được trong trường hợp sau: trong nội quy công ty có quy định rằng NSDLĐ có sắp xếp NLĐ làm việc theo nhu cầu công việc của NSDLĐ (bao gồm cả mức tiền lương thực tế). Khi này, việc công ty bạn điều chuyển NLĐ đi làm công việc khác sẽ được xem như là việc điều chuyển công việc bình thường, không phải là điều chuyển theo việc xử lý kỷ luật lao động (tính chất vụ việc sẽ nhẹ hơn).
Trong trường hợp HĐLĐ không có quy định nội dung này thì việc công ty bạn điều chuyển NLĐ đi làm công việc khác là không đúng và NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với công ty (không có quy định phạt). Đối với việc trả tiền lương thấp hơn thỏa thuận thì công ty bạn sẽ phải thanh toán đầy đủ phần còn thiếu cho NLĐ này.
Thời giờ làm việc bình thường được quy định như thế nào?
Theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
"Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Như vậy, thời gian làm việc tối đa 1 ngày là 8h, tối đa 1 tuần là 48h; trong khi đó công ty bạn lại quy định rằng NLĐ phải làm đến 12h/ngày là không đúng quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?