Công ty chứng khoán là người có liên quan với tổ chức phát hành có được thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng?
- Công ty chứng khoán là người có liên quan với tổ chức phát hành có được thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng?
- Công ty chứng khoán nhận bảo lãnh phát hành chứng khoán phải mở tài khoản tại ngân hàng nào?
- Công ty chứng khoán nhận bảo lãnh phát hành chứng khoán không được là người bảo lãnh chính trong trường hợp nào?
Công ty chứng khoán là người có liên quan với tổ chức phát hành có được thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng?
Theo khoản 31 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 thì bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc cam kết với tổ chức phát hành nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết hoặc cố gắng tối đa để phân phối số chứng khoán cần phát hành của tổ chức phát hành.
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Chứng khoán 2019 về điều kiện thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng như sau:
Điều kiện thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng
1. Tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng là công ty chứng khoán, tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán theo quy định của Luật này;
b) Đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định của pháp luật;
c) Không phải là người có liên quan với tổ chức phát hành.
2. Tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng thực hiện bảo lãnh theo phương thức nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành chỉ được phép bảo lãnh phát hành tổng giá trị chứng khoán không được lớn hơn vốn chủ sở hữu và không quá 15 lần hiệu số giữa giá trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tính theo báo cáo tài chính quý gần nhất.
Theo đó, công ty chứng khoán là người có liên quan với tổ chức phát hành thì không đủ điều kiện để thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng là công ty chứng khoán.
Lưu ý:
- Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán (khoản 3 Điều 72 Luật Chứng khoán 2019).
- Công ty chứng khoán thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng thực hiện bảo lãnh theo phương thức nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành chỉ được phép bảo lãnh phát hành tổng giá trị chứng khoán không được lớn hơn vốn chủ sở hữu và không quá 15 lần hiệu số giữa giá trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tính theo báo cáo tài chính quý gần nhất.
Công ty chứng khoán là người có liên quan với tổ chức phát hành có được thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng? (Hình từ Internet)
Công ty chứng khoán nhận bảo lãnh phát hành chứng khoán phải mở tài khoản tại ngân hàng nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 23 Thông tư 121/2020/TT-BTC quy định về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty chứng khoán như sau:
Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán
...
3. Công ty chứng khoán nhận bảo lãnh phát hành chứng khoán phải mở tài khoản riêng biệt tại ngân hàng thương mại để nhận tiền đặt mua chứng khoán của nhà đầu tư.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì công chứng khoán thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng phải mở tài khoản riêng biệt tại ngân hàng thương mại để nhận tiền đặt mua chứng khoán của nhà đầu tư.
Công ty chứng khoán nhận bảo lãnh phát hành chứng khoán không được là người bảo lãnh chính trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư 121/2020/TT-BTC thì công ty chứng khoán không được bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn hoặc là người bảo lãnh chính trong các trường hợp sau đây:
- Công ty chứng khoán, độc lập hoặc cùng công ty con hoặc cùng với người có liên quan sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của tổ chức phát hành, hoặc có quyền kiểm soát tổ chức phát hành, hoặc có quyền bổ nhiệm Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức phát hành;
- Tối thiểu 30% vốn điều lệ của công ty chứng khoán và tối thiểu 30% vốn điều lệ của tổ chức phát hành do cùng một cá nhân hoặc một tổ chức nắm giữ;
- Tổ chức phát hành, độc lập hoặc cùng các công ty con hoặc cùng với người có liên quan sở hữu từ 20% trở lên vốn điều lệ của công ty chứng khoán, hoặc có quyền kiểm soát công ty chứng khoán, hoặc có quyền bổ nhiệm Tổng Giám đốc (Giám đốc) của công ty chứng khoán;
- Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) và người có liên quan của công ty chứng khoán đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức phát hành;
- Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) và người có liên quan của tổ chức phát hành là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của công ty chứng khoán;
- Công ty chứng khoán và tổ chức phát hành có chung người đại diện theo pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?