Công ty cản trở người lao động tham gia vào công đoàn cơ sở liệu có bị xử phạt hay không? Mức xử phạt cụ thể là bao nhiêu?

Công ty cản trở người lao động tham gia vào công đoàn cơ sở liệu có bị xử phạt hay không? Cho tôi hỏi nếu công ty cố tình gây khó khăn, cản trở việc người lao động tham gia công đoàn cơ sở thì có vi phạm pháp luật không? Có thể bị xử phạt không?

Nghiêm cấm người sử dụng lao động thực hiện các hành vi nào liên quan đến việc thành lập, gia nhập và hoạt động của công đoàn cơ sở?

Theo Điều 175 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở cụ thể như sau:

"Điều 175. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động tổ chức đại diện người lao động, bao gồm:
a) Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động;
b) Sa thải, kỷ luật, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, không tiếp tục giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động, chuyển người lao động làm công việc khác;
c) Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động;
d) Cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
2. Can thiệp, thao túng quá trình thành lập, bầu cử, xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, bao gồm cả việc hỗ trợ tài chính hoặc các biện pháp kinh tế khác nhằm làm vô hiệu hóa hoặc suy yếu việc thực hiện chức năng đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hoặc phân biệt đối xử giữa các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở."

Công đoàn

Công đoàn cơ sở

Công ty có được cản trở người lao động tham gia vào công đoàn cơ sở không?

Theo Điều 177 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở như sau:

"Điều 177. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Không được cản trở, gây khó khăn khi người lao động tiến hành các hoạt động hợp pháp nhằm thành lập, gia nhập và tham gia các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
2. Công nhận và tôn trọng các quyền của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đã được thành lập hợp pháp.
3. Phải thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác, kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sau 30 ngày kể từ ngày báo cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động thì người lao động, ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
4. Phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
5. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật."

Như vậy, theo quy định nêu trên, công ty không được phép cản trở, gây khó khăn khi người lao động tham gia vào công đoàn cơ sở.

Công ty cản trở người lao động tham gia vào công đoàn cơ sở liệu có bị xử phạt hay không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 35 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về bảo đảm thực hiện quyền của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở như sau:

"1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bố trí thời gian cho thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện theo quy định tại khoản 2 Điều 176 của Bộ luật Lao động mà vẫn được người sử dụng lao động trả lương;
b) Không cho cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở vào tổ chức, doanh nghiệp để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người lao động thành lập, gia nhập hoặc hoạt động công đoàn;
c) Cản trở, gây khó khăn khi người lao động tiến hành các hoạt động hợp pháp nhằm thành lập, gia nhập và tham gia các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
d) Không cho thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở tiếp cận người lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của người sử dụng lao động."

Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu công ty có hành vi cản trở, gây khó khăn khi người lao động tham gia công đoàn cơ sở thì công ty có thể sẽ bị xử phạt từ 6 - 10 triệu đồng (mức phạt đối với tổ chức).

Công đoàn cơ sở Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Công đoàn cơ sở
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở
Pháp luật
Mẫu tóm tắt thành tích cá nhân công đoàn cơ sở 2024 trong chuyên đề Xanh Sạch Đẹp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn thu chi kinh phí công đoàn cơ sở 2025 và đoàn phí công đoàn cơ sở? Đối tượng nào phải đóng kinh phí công đoàn?
Pháp luật
Thành viên hợp danh có được tham gia công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp không? Những người nào thì không được tham gia vào tổ chức công đoàn?
Pháp luật
Lợi ích của người lao động khi tham gia công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp? Người lao động có nên tham gia vào công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp không?
Pháp luật
Phân biệt đối xử với người lao động tham gia công đoàn cơ sở liệu công ty có bị xử phạt? Công ty có quyền yêu cầu người lao động ra khỏi công đoàn để được ký kết hợp đồng lao động không?
Pháp luật
Công ty cản trở người lao động tham gia vào công đoàn cơ sở liệu có bị xử phạt hay không? Mức xử phạt cụ thể là bao nhiêu?
Pháp luật
Công ty ép buộc người lao động tham gia công đoàn cơ sở liệu có bị xử phạt hay không? Việc gia nhập công đoàn cơ sở là tự nguyện hay bắt buộc?
Pháp luật
Mẫu sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng trong công đoàn cơ sở? Hướng dẫn phương pháp ghi?
Pháp luật
Tải mẫu C40 HD Bảng kê chi tiền cho người dự hội thảo tập huấn trong công đoàn cơ sở? Bảng kê chi tiền phải được ký bằng bút nào?
Pháp luật
Ban nữ công công đoàn có nhiệm vụ gì? Công đoàn có bao nhiêu nữ đoàn viên thì được thành lập ban nữ công? Số lượng thành viên ban nữ công?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công đoàn cơ sở
Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
2,598 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công đoàn cơ sở

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công đoàn cơ sở

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào