Công trình tiết kiệm tài nguyên là gì? Người nào tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quy định về quy trình đánh giá công trình tiết kiệm tài nguyên?
Công trình tiết kiệm tài nguyên là gì?
Căn cứ quy định tại tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 15/2021/NĐ-CP giải thích công trình tiết kiệm tài nguyên như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Công trình chính của dự án đầu tư xây dựng là công trình có quy mô, công năng quyết định đến mục tiêu, quy mô đầu tư của dự án.
2. Công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng là công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục X Nghị định này.
3. Công trình xây dựng theo tuyến là công trình được xây dựng theo hướng tuyến trong một hoặc nhiều khu vực địa giới hành chính, như: đường bộ; đường sắt; đường dây tải điện; đường cáp viễn thông; đường ống dẫn dầu, dẫn khí, cấp thoát nước; đập đầu mối công trình thủy lợi, thủy điện; kênh dẫn nước tưới, tiêu; đê, kè và các công trình tương tự khác.
4. Công trình hiệu quả năng lượng (Energy Efficiency Building) là công trình xây dựng đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn quốc gia về hiệu quả năng lượng.
5. Công trình tiết kiệm tài nguyên (Resource Efficiency Building) là công trình xây dựng có áp dụng các giải pháp kỹ thuật sử dụng, tiêu thụ tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, khoáng sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.
6. Công trình xanh (Green Building) là công trình xây dựng được thiết kế, xây dựng và vận hành đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn về sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên; đảm bảo tiện nghi, chất lượng môi trường sống bên trong công trình và bảo vệ môi trường bên ngoài công trình.
7. Dự án quan trọng quốc gia theo quy định của Luật Xây dựng và Nghị định này gồm: dự án quan trọng quốc gia theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công; dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư; dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
...
Theo đó, công trình tiết kiệm tài nguyên (Resource Efficiency Building) là công trình xây dựng có áp dụng các giải pháp kỹ thuật sử dụng, tiêu thụ tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, khoáng sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.
Công trình tiết kiệm tài nguyên là gì? Người nào tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quy định về quy trình đánh giá công trình tiết kiệm tài nguyên? (Hình từ Internet)
Người nào có trách nhiệm tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quy định về quy trình đánh giá công trình tiết kiệm tài nguyên?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:
Công trình hiệu quả năng lượng, công trình tiết kiệm tài nguyên và công trình xanh
1. Khi đầu tư xây dựng công trình phải có giải pháp kỹ thuật và biện pháp quản lý nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường.
2. Nhà nước khuyến khích xây dựng, phát triển và đánh giá, chứng nhận công trình hiệu quả năng lượng, công trình tiết kiệm tài nguyên, công trình xanh.
3. Việc phát triển các công trình nêu tại khoản 2 Điều này thực hiện theo chính sách, kế hoạch và lộ trình áp dụng do Thủ tướng Chính phủ quy định.
4. Bộ trưởng Bộ Xây dựng tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quy định về tiêu chí, quy trình đánh giá, chứng nhận công trình hiệu quả năng lượng, công trình tiết kiệm tài nguyên, công trình xanh.
Như vậy, theo quy định, Bộ trưởng Bộ xây dựng có trách nhiệm tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quy định về quy trình đánh giá công trình tiết kiệm tài nguyên.
Việc thi công xây dựng công trình tiết kiệm tài nguyên phải đáp ứng được những yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 111 Luật Xây dựng 2014 thì việc thi công xây dựng công trình tiết kiệm tài nguyên phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
(1) Tuân thủ thiết kế xây dựng được duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng;
Bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác theo quy định của pháp luật.
(2) Bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng, người, thiết bị thi công, công trình ngầm và các công trình liền kề;
Có biện pháp cần thiết hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra sự cố gây mất an toàn trong quá trình thi công xây dựng.
(3) Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn riêng đối với những hạng mục công trình, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, phòng, chống cháy, nổ.
(4) Sử dụng vật tư, vật liệu đúng chủng loại quy cách, số lượng theo yêu cầu của thiết kế xây dựng, bảo đảm tiết kiệm trong quá trình thi công xây dựng.
(5) Thực hiện kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng khi cần thiết, nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.
(5) Nhà thầu thi công xây dựng công trình tiết kiệm tài nguyên phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?
- Ý nghĩa của ngày 23 tháng chạp? 23 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 23 tháng chạp âm lịch là ngày gì?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách mới nhất? Tải về mẫu phiếu?
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?