Công trình thủy lợi được lên phương án bảo vệ như thế nào? Việc bảo vệ công trình thủy lợi là trách nhiệm của ai?
Công trình thủy lợi được lên phương án bảo vệ như thế nào?
Phương án bảo vệ công trình thủy lợi
Tại Điều 41 Luật Thủy lợi 2017 quy định phương án bảo vệ công trình thủy lợi như sau:
- Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm lập phương án bảo vệ công trình thủy lợi.
- Phương án bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm các nội dung chính sau đây:
+ Đặc điểm địa hình, thông số thiết kế, sơ đồ mặt bằng bố trí công trình và chỉ giới cắm mốc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
+ Tình hình quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
+ Chế độ báo cáo, kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất;
+ Quy định việc giới hạn hoặc cấm các loại phương tiện giao thông có tải trọng lớn lưu thông trong phạm vi bảo vệ công trình; quy định về phòng cháy, chữa cháy; bảo vệ an toàn nơi lưu trữ tài liệu, kho tàng cất giữ vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc hại;
+ Tổ chức lực lượng và phân công trách nhiệm bảo vệ công trình;
+ Tổ chức kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện ra, vào công trình;
+ Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm phạm, phá hoại công trình và vùng phụ cận của công trình;
+ Bảo vệ, xử lý khi công trình xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố.
- Thẩm quyền phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi được quy định như sau:
+ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi do Bộ quản lý;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn, trừ công trình thủy lợi quy định tại điểm a khoản này và khoản 4 Điều này.
- Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi nhỏ quyết định phương án bảo vệ công trình thủy lợi.
Việc bảo vệ công trình thủy lợi là trách nhiệm của ai?
Theo Điều 42 Luật Thủy lợi 2017 quy định trách nhiệm bảo vệ công trình thủy lợi như sau:
- Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi hoặc các tác động tự nhiên gây tổn hại hoặc đe dọa đến an toàn của công trình phải báo ngay cho tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
- Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm sau đây:
+ Thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi;
+ Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình trạng diễn biến công trình;
+ Phát hiện, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
+ Giám sát việc thực hiện các nội dung trong giấy phép của tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
+ Trường hợp công trình xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố phải thực hiện các biện pháp xử lý, đồng thời phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Quản lý vật tư dự trữ chuyên dùng phục vụ công tác phòng, chống thiên tai;
+ Vận động tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ công trình thủy lợi.
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:
+ Chỉ đạo, tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn theo thẩm quyền;
+ Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện bảo vệ công trình thủy lợi khi xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố;
+ Ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về thủy lợi trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và quản lý an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn;
+ Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi do Bộ quản lý.
- Việc tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Như vậy, việc bảo vệ công trình thủy lợi là trách nhiệm của cả cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước. Cụ thể ở đây là Ủy ban nhân các cấp, Bộ Nông thôn và Phát triển nông thôn…
Trường hợp nào phải cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi?
Điều 19 Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT quy định các trường hợp phải cắm mốc chỉ giới như sau:
- Đập của hồ chứa nước có dung tích từ 500.000 m3 trở lên hoặc đập có chiều cao từ 10 m trở lên.
- Lòng hồ chứa nước có dung tích từ 500.000 m3 trở lên.
- Kênh có lưu lượng từ 5 m3/s trở lên hoặc chiều rộng đáy kênh từ 5 m trở lên, trừ kênh chìm.
- Cống có tổng chiều rộng thoát nước từ 10 m trở lên đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, từ 5 m trở lên đối với các vùng còn lại.
- Căn cứ yêu cầu công tác quản lý, bảo vệ công trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể các trường hợp cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khác trên địa bàn.
Trên đây là 5 trường hợp bắt buộc phải cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?