Công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ của Viện Nghiên cứu Da và Giầy do đơn vị nào tiến hành nghiệm thu?
- Kế hoạch nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Da và Giầy gồm những phần nào?
- Công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ của Viện Nghiên cứu Da và Giầy do đơn vị nào tiến hành nghiệm thu?
- Viện Nghiên cứu Da và Giầy có trách nhiệm về kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc quyền sở hữu của bên đặt hàng và bên ký hợp đồng nghiên cứu như thế nào?
- Viện Nghiên cứu Da và Giầy để bảo đảm cho các hoạt động thì có những nguồn tài chính nào?
Kế hoạch nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Da và Giầy gồm những phần nào?
Căn cứ tại Điều 14 Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Viện Nghiên cứu Da - Giầy ban hành kèm theo Quyết định 92/2003/QĐ-BCN, có quy định về kế hoạch nghiên cứu của Viện là một thể thống nhất theo kỳ kế hoạch như sau:
Kế hoạch nghiên cứu của Viện là một thể thống nhất theo kỳ kế họach, gồm các phần sau:
1. Nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ da - giầy do Nhà nước, Bộ Công nghiệp giao thông qua kế hoạch nghiên cứu hàng năm.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ da - giầy thông qua các hợp đồng kinh tế với các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất - kinh doanh trong ngoài nước.
3. Nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh, dịch vụ theo kế hoạch do Viện tự xây dựng.
Như vậy, theo quy định trên thì kế hoạch nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Da và Giầy gồm những như sau:
- Nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ da - giầy do Nhà nước, Bộ Công nghiệp giao thông qua kế hoạch nghiên cứu hàng năm.
- Nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ da - giầy thông qua các hợp đồng kinh tế với các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất - kinh doanh trong ngoài nước.
- Nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh, dịch vụ theo kế hoạch do Viện tự xây dựng
Kế hoạch nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Da và Giầy gồm những phần nào? (Hình từ Internet)
Công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ của Viện Nghiên cứu Da và Giầy do đơn vị nào tiến hành nghiệm thu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 15 Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Viện Nghiên cứu Da - Giầy ban hành kèm theo Quyết định 92/2003/QĐ-BCN, có quy định về trình tự đánh giá, nghiệm thu các công trình nghiên cứu khoa học được tiến hành như sau:
Trình tự đánh giá, nghiệm thu các công trình nghiên cứu khoa học được tiến hành như sau:
1. Công trình nghiên cứu khoa học theo đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế do bên đặt hàng thực hiện nghiệm thu.
2. Đối với công trình nghiên cứu khoa học - công nghệ của Viện do Viện tiến hành nghiệm thu.
Như vậy, theo quy định trên thì công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ của Viện Nghiên cứu Da và Giầy do Viện tiến hành nghiệm thu.
Viện Nghiên cứu Da và Giầy có trách nhiệm về kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc quyền sở hữu của bên đặt hàng và bên ký hợp đồng nghiên cứu như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 16 Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Viện Nghiên cứu Da - Giầy ban hành kèm theo Quyết định 92/2003/QĐ-BCN, có quy định về đối với các kết quả nghiên cứu khoa học - công nghệ do Viện tạo ra, Viện có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
Đối với các kết quả nghiên cứu khoa học - công nghệ do Viện tạo ra, Viện có trách nhiệm và quyền hạn sau:
1. Đăng ký bản quyền tại cơ quan quản lý Nhà nước và yêu cầu Nhà nước bảo hộ.
2. Đối với kết quả nghiên cứu khoa học - công nghệ (kể cả mẫu vật) thuộc quyền sở hữu của bên đặt hàng và bên ký hợp đồng nghiên cứu, Viện có trách nhiệm:
a) Bảo quản an toàn và giữ bí mật theo quy định của Nhà nước;
b) Khi công bố, trao đổi hoặc chuyển giao, do cấp có thẩm quyền của Nhà nước hoặc bên ký hợp đồng quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì Viện Nghiên cứu Da và Giầy có trách nhiệm về kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc quyền sở hữu của bên đặt hàng và bên ký hợp đồng nghiên cứu như sau:
- Bảo quản an toàn và giữ bí mật theo quy định của Nhà nước;
- Khi công bố, trao đổi hoặc chuyển giao, do cấp có thẩm quyền của Nhà nước hoặc bên ký hợp đồng quyết định
Viện Nghiên cứu Da và Giầy để bảo đảm cho các hoạt động thì có những nguồn tài chính nào?
Căn cứ tại Điều 17 Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Viện Nghiên cứu Da - Giầy ban hành kèm theo Quyết định 92/2003/QĐ-BCN, có quy định về các nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động của Viện như sau:
Các nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động của Viện, gồm có:
1. Nguồn kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học và công nghệ do Nhà nước cấp, bao gồm: tiền lương, chi phí hoạt động bộ máy, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị, các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước và cấp Bộ;
2. Kinh phí đào tạo sau đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp;
3. Nguồn thu được từ các hợp đồng kinh tế với các cơ quan, đơn vị trong ngoài Bộ về nghiên cứu, tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế, chuyển giao công nghệ, thông tin quảng cáo, đào tạo - bồi dưỡng về quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng có nhu cầu.
4. Nguồn thu do sản xuất thực nghiệm, sản xuất - kinh doanh, dịch vụ khoa học - kỹ thuật và các dịch vụ công nghiệp khác theo quy định của pháp luật;
5. Nguồn kinh phí tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong, ngoài nước đầu tư để nghiên cứu, triển khai chương trình hợp tác khoa học và công nghệ với Viện;
6. Nguồn vay tín dụng, huy động vốn trong cán bộ công nhân viên trong ngoài Viện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
7. Vốn tự bổ sung do hoạt động của Viện sau khi làm xong nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì Viện Nghiên cứu Da và Giầy để bảo đảm cho các hoạt động thì có những nguồn tài chính sau:
- Nguồn kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học và công nghệ do Nhà nước cấp, bao gồm: tiền lương, chi phí hoạt động bộ máy, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị, các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước và cấp Bộ;
- Kinh phí đào tạo sau đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp;
- Nguồn thu được từ các hợp đồng kinh tế với các cơ quan, đơn vị trong ngoài Bộ về nghiên cứu, tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế, chuyển giao công nghệ, thông tin quảng cáo, đào tạo - bồi dưỡng về quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng có nhu cầu.
- Nguồn thu do sản xuất thực nghiệm, sản xuất - kinh doanh, dịch vụ khoa học - kỹ thuật và các dịch vụ công nghiệp khác theo quy định của pháp luật;
- Nguồn kinh phí tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong, ngoài nước đầu tư để nghiên cứu, triển khai chương trình hợp tác khoa học và công nghệ với Viện;
- Nguồn vay tín dụng, huy động vốn trong cán bộ công nhân viên trong ngoài Viện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
- Vốn tự bổ sung do hoạt động của Viện sau khi làm xong nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?