Công trình lưỡng dụng gồm công trình nào? Việc đưa công trình dân sự có tính lưỡng dụng ra khỏi danh mục công trình lưỡng dụng phải có ý kiến của ai?
Công trình lưỡng dụng bao gồm những công trình nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 như sau:
Công trình lưỡng dụng
1. Công trình lưỡng dụng là công trình sử dụng cho cả mục đích quân sự, quốc phòng và mục đích dân sự, gồm công trình dân sự có tính lưỡng dụng và công trình quốc phòng sử dụng lưỡng dụng, được cấp có thẩm quyền quyết định khi phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc chuyển đổi, bổ sung mục đích sử dụng.
2. Cơ quan chủ trì thẩm định chủ trương đầu tư, dự án công trình dân sự có tính lưỡng dụng có trách nhiệm lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng về tính lưỡng dụng của công trình trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì công trình lưỡng dụng là công trình sử dụng cho cả mục đích quân sự, quốc phòng và mục đích dân sự bao gồm:
- Công trình dân sự có tính lưỡng dụng;
- Công trình quốc phòng sử dụng lưỡng dụng.
Theo đó, công trình lưỡng dụng được cấp có thẩm quyền quyết định khi phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc chuyển đổi, bổ sung mục đích sử dụng.
Công trình lưỡng dụng gồm công trình nào? Việc đưa công trình dân sự có tính lưỡng dụng ra khỏi danh mục công trình lưỡng dụng phải có ý kiến của ai? (Hình từ Internet)
Việc đưa công trình dân sự có tính lưỡng dụng ra khỏi danh mục công trình lưỡng dụng phải có ý kiến của ai?
Căn cứ vào khoản 7 Điều 7 Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 có quy định như sau:
Công trình lưỡng dụng
...
6. Việc quản lý, bảo vệ công trình lưỡng dụng được quy định như sau:
a) Công trình lưỡng dụng khi sử dụng cho mục đích dân sự được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật có liên quan và được lập hồ sơ quản lý, thống kê, kiểm kê công trình theo quy định tại Điều 10 và Điều 14 của Luật này;
b) Công trình lưỡng dụng khi sử dụng cho mục đích quân sự, quốc phòng được quản lý, bảo vệ theo quy định của Luật này;
c) Trường hợp công trình lưỡng dụng sử dụng đồng thời cho cả mục đích quân sự, quốc phòng và mục đích dân sự thì chủ sở hữu công trình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức việc quản lý, bảo vệ công trình theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
d) Việc cải tạo, sửa chữa công trình dân sự có tính lưỡng dụng làm thay đổi công năng sử dụng cho mục đích quân sự, quốc phòng phải có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng.
7. Việc thay đổi chủ sở hữu hoặc đưa công trình dân sự có tính lưỡng dụng ra khỏi danh mục công trình lưỡng dụng phải có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng và được phép của cấp có thẩm quyền.
8. Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng công trình lưỡng dụng, chuyển đổi mục đích sử dụng công trình dân sự sang công trình lưỡng dụng.
Theo đó, việc đưa công trình dân sự có tính lưỡng dụng ra khỏi danh mục công trình lưỡng dụng phải có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng và được phép của cấp có thẩm quyền.
Nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự được quy định như thế nào?
Nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự được quy định tại Điều 28 Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 như sau:
(1) Nội dung quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự bao gồm:
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với quản lý, bảo vệ công trình, quốc phòng và khu quân sự;
- Quy định chế độ, chính sách trong quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng trong quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
(2) Trách nhiệm quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự được quy định như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự thuộc phạm vi lĩnh vực được phân công trong phạm vi cả nước;
- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự tại địa phương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành công nghiệp sản xuất bia và đồ uống không cồn là gì? Định mức sử dụng năng lượng sản xuất bia và đồ uống không cồn?
- Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử bị thu hồi trong trường hợp nào?
- Học sinh thuộc trường hợp nào sẽ được tuyển thẳng vào lớp 10? Công tác chấm thi tuyển sinh cho học sinh lớp 10 được thực hiện như thế nào?
- Thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động năm 2025 tại cấp tỉnh?
- Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là gì? Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia được bồi dưỡng bao nhiêu tiền 1 tháng?