Công trình lâm sinh là gì? Bản đồ thiết kế công trình lâm sinh sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được xây dựng như thế nào?
Công trình lâm sinh là gì?
Công trình lâm sinh được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT như sau:
Công trình lâm sinh là công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, được tạo thành từ việc thực hiện hoạt động đầu tư lâm sinh theo thiết kế, dự toán, gồm: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung; nuôi dưỡng rừng tự nhiên; làm giàu rừng tự nhiên; cải tạo rừng tự nhiên; trồng rừng; chăm sóc rừng trồng; nuôi dưỡng rừng trồng.
2. Nghiệm thu hạng mục là hoạt động đánh giá, kết luận về kết quả thi công hạng mục so với thiết kế được phê duyệt.
3. Nghiệm thu hoàn thành là hoạt động đánh giá, xác định diện tích thành rừng khi kết thúc giai đoạn đầu tư đối với các công trình lâm sinh, bao gồm: trồng rừng; cải tạo rừng tự nhiên; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung.
Như vậy, theo quy định trên thì công trình lâm sinh là công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, được tạo thành từ việc thực hiện hoạt động đầu tư lâm sinh theo thiết kế, dự toán, gồm: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung; nuôi dưỡng rừng tự nhiên; làm giàu rừng tự nhiên; cải tạo rừng tự nhiên; trồng rừng; chăm sóc rừng trồng; nuôi dưỡng rừng trồng.
Công trình lâm sinh là gì? (Hình từ Internet)
Bản đồ thiết kế công trình lâm sinh sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được xây dựng như thế nào?
Bản đồ thiết kế công trình lâm sinh sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT như sau:
Hồ sơ đề nghị phê duyệt thiết kế, dự toán
1. Tờ trình đề nghị phê duyệt thiết kế, dự toán theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
2. Thuyết minh thiết kế được lập theo Mẫu tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
3. Dự toán được lập theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
4. Bản đồ thiết kế: xây dựng trên nền bản đồ địa hình theo hệ quy chiếu VN 2.000 với tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000. Trình bày và thể hiện nội dung bản đồ áp dụng TCVN 11566:2016 về bản đồ quy hoạch lâm nghiệp.
5. Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư hoặc kế hoạch vốn được giao đối với hoạt động sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và các tài liệu khác có liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì bản đồ thiết kế công trình lâm sinh sử dụng kinh phí ngân sách nhà nướcđược xây dựng trên nền bản đồ địa hình theo hệ quy chiếu VN 2.000 với tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000.
Trình bày và thể hiện nội dung bản đồ áp dụng TCVN 11566:2016 về bản đồ quy hoạch lâm nghiệp.
Chi phí xây dựng công trình lâm sinh sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm những nội dung nào?
Chi phí xây dựng công trình lâm sinh sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT như sau:
Dự toán
Dự toán được tính toán trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành. Các hạng mục chi phí gồm:
1. Chi phí xây dựng:
a) Chi phí trực tiếp, gồm:
Chi phí nhân công: chuẩn bị hiện trường, trồng, chăm sóc, kiểm tra, giám sát, bảo vệ rừng và chi phí khác có liên quan;
Chi phí máy và thiết bị thi công: làm đất, vận chuyển cây con bằng máy; san, ủi mặt bằng, làm đường ranh cản lửa và chi phí khác có liên quan;
Chi phí vật tư: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư khác có liên quan.
b) Chi phí chung: được tính bằng 5,0% chi phí trực tiếp, gồm:
Chi phí trang bị bảo hộ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh;
Chi phí vận chuyển máy móc, thiết bị thi công và lực lượng lao động đến và ra khỏi công trường;
Chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có).
c) Thu nhập chịu thuế tính trước: là lợi nhuận dự tính trong dự toán xây dựng công trình, được tính bằng 5,5% tổng chi phí trực tiếp và chi phí chung;
d) Thuế giá trị gia tăng thực hiện theo quy định của nhà nước.
2. Chi phí thiết bị, gồm: mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ cần sản xuất, gia công), lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị, vận chuyển, bảo hiểm thiết bị, đào tạo và chuyển giao công nghệ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì chi phí xây dựng công trình lâm sinh sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm những nội dung sau:
- Chi phí trực tiếp, gồm:
+ Chi phí nhân công: chuẩn bị hiện trường, trồng, chăm sóc, kiểm tra, giám sát, bảo vệ rừng và chi phí khác có liên quan;
+ Chi phí máy và thiết bị thi công: làm đất, vận chuyển cây con bằng máy; san, ủi mặt bằng, làm đường ranh cản lửa và chi phí khác có liên quan;
+ Chi phí vật tư: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư khác có liên quan.
- Chi phí chung: được tính bằng 5,0% chi phí trực tiếp, gồm:
+ Chi phí trang bị bảo hộ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh;
+ Chi phí vận chuyển máy móc, thiết bị thi công và lực lượng lao động đến và ra khỏi công trường;
+ Chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có).
- Thu nhập chịu thuế tính trước: là lợi nhuận dự tính trong dự toán xây dựng công trình, được tính bằng 5,5% tổng chi phí trực tiếp và chi phí chung;
- Thuế giá trị gia tăng thực hiện theo quy định của nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?