Công trình kiến trúc có giá trị là gì? Trong hoạt động kiến trúc thì Nhà nước có những chính sách bảo vệ, giữ gìn, tu bổ công trình kiến trúc có giá trị như thế nào?

Em ơi cho anh hỏi: Trong hoạt động kiến trúc thì Nhà nước có những chính sách bảo vệ, giữ gìn, tu bổ công trình kiến trúc có giá trị như thế nào? Chủ sở hữu, người sử dụng công trình kiến trúc thuộc danh mục công trình kiến trúc có giá trị có quyền và nghĩa vụ gì? Đây là câu hỏi của anh H.A đến từ Hà Nội.

Công trình kiến trúc có giá trị là gì?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Luật Kiến trúc 2019 giải thích công trình kiến trúc có giá trị là công trình kiến trúc tiêu biểu, có giá trị về kiến trúc, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

công trình kiến trúc có giá trị

Công trình kiến trúc có giá trị là gì? (Hình từ Internet)

Trong hoạt động kiến trúc thì Nhà nước có những chính sách bảo vệ, giữ gìn, tu bổ công trình kiến trúc có giá trị như thế nào?

Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 6 Luật Kiến trúc 2019 quy định như sau:

Chính sách của Nhà nước trong hoạt động kiến trúc
1. Nhà nước đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Xây dựng định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam;
b) Thống kê, điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động kiến trúc; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về kiến trúc;
c) Xây dựng mẫu thiết kế kiến trúc đáp ứng tiêu chí bền vững, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
d) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiến trúc.
2. Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tổ chức khoa học và công nghệ phục vụ nghiên cứu chính sách, nghiên cứu cơ bản về kiến trúc;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về kiến trúc; nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới về kiến trúc;
c) Bảo vệ, giữ gìn, tu bổ công trình kiến trúc có giá trị chưa được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa;
d) Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về kiến trúc;
đ) Triển lãm, quảng bá về kiến trúc.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và các hoạt động sau đây:
a) Hợp tác, liên kết trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, cung cấp dịch vụ kỹ thuật và các hoạt động liên quan trong lĩnh vực kiến trúc;
b) Xã hội hóa các dịch vụ công trong lĩnh vực kiến trúc;
c) Trợ giúp, tư vấn miễn phí về kiến trúc vì lợi ích của xã hội và cộng đồng.

Theo đó, trong hoạt động kiến trúc thì Nhà nước có những chính sách bảo vệ, giữ gìn, tu bổ công trình kiến trúc có giá trị chưa được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa.

Hoạt động này được Nhà nước hỗ trợ đầu tư thực hiện trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước.

Chủ sở hữu, người sử dụng công trình kiến trúc thuộc danh mục công trình kiến trúc có giá trị có quyền và nghĩa vụ gì?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 13 Luật Kiến trúc 2019 quy định như sau:

Quản lý công trình kiến trúc có giá trị
1. Công trình kiến trúc có giá trị đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa được quản lý theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
2. Công trình kiến trúc có giá trị không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, đánh giá hằng năm, lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị để tổ chức quản lý.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lấy ý kiến hội đồng tư vấn về kiến trúc cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị quy định tại khoản 2 Điều này trước khi phê duyệt.
4. Chủ sở hữu, người sử dụng công trình kiến trúc thuộc danh mục công trình kiến trúc có giá trị có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được thụ hưởng lợi ích từ việc bảo vệ, giữ gìn, tu bổ và khai thác công trình;
b) Được Nhà nước xem xét hỗ trợ kinh phí bảo vệ, giữ gìn, tu bổ công trình;
c) Bảo vệ, giữ gìn, tu bổ các giá trị kiến trúc của công trình; bảo đảm an toàn của công trình trong quá trình khai thác, sử dụng;
d) Không tự ý thay đổi hình thức kiến trúc bên ngoài, kết cấu và khuôn viên của công trình;
đ) Khi phát hiện công trình có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, có kết cấu kém an toàn cần thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương.
5. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí đánh giá, phân loại công trình kiến trúc có giá trị; trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị.

Theo đó, chủ sở hữu, người sử dụng công trình kiến trúc thuộc danh mục công trình kiến trúc có giá trị có quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Được thụ hưởng lợi ích từ việc bảo vệ, giữ gìn, tu bổ và khai thác công trình;

- Được Nhà nước xem xét hỗ trợ kinh phí bảo vệ, giữ gìn, tu bổ công trình;

- Bảo vệ, giữ gìn, tu bổ các giá trị kiến trúc của công trình; bảo đảm an toàn của công trình trong quá trình khai thác, sử dụng;

- Không tự ý thay đổi hình thức kiến trúc bên ngoài, kết cấu và khuôn viên của công trình;

- Khi phát hiện công trình có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, có kết cấu kém an toàn cần thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương.

Công trình kiến trúc Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Công trình kiến trúc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Công trình kiến trúc có giá trị là gì? Tiêu chí đánh giá công trình kiến trúc có giá trị quy định thế nào?
Pháp luật
Công trình kiến trúc có giá trị được đánh giá qua bao nhiêu tiêu chí? Bảng tính điểm đánh giá công trình kiến trúc có giá trị?
Pháp luật
Cách tính điểm đánh giá công trình kiến trúc có giá trị ra sao? Có dựa vào niên đại xây dựng để đánh giá công trình kiến trúc có giá trị hay không?
Pháp luật
Có dựa vào giá trị lịch sử để đánh giá công trình kiến trúc có giá trị hay không? 03 loại công trình kiến trúc có giá trị là những loại nào?
Pháp luật
Để đánh giá công trình kiến trúc có giá trị gồm những tiêu chí nào và những công trình này được chia thành mấy loại?
Pháp luật
Việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị theo những trình tự nào?
Pháp luật
Công trình kiến trúc có giá trị là gì? Trong hoạt động kiến trúc thì Nhà nước có những chính sách bảo vệ, giữ gìn, tu bổ công trình kiến trúc có giá trị như thế nào?
Pháp luật
Công trình kiến trúc là gì? Trong lĩnh vực kiến trúc thì nghiêm cấm hành vi xây dựng công trình kiến trúc như thế nào?
Pháp luật
Công trình kiến trúc có giá trị có thực hiện đánh giá các tiêu chí về giá trị lịch sử, văn hóa không?
Pháp luật
Phải tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc đối với các công trình kiến trúc nào? Cuôc thi tuyển phương án kiến trúc có giới hạn người nước ngoài tham gia hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình kiến trúc
4,351 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình kiến trúc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công trình kiến trúc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào