Công trình giao thông ngầm có được khuyến khích đầu tư xây dựng không? Công tác khảo sát xây dựng đối với công trình giao thông ngầm phải đáp ứng những yêu cầu nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề về công trình giao thông ngầm. Cho tôi hỏi công trình giao thông ngầm có được khuyến khích đầu tư xây dựng không? Công tác khảo sát xây dựng đối với công trình giao thông ngầm phải đáp ứng những yêu cầu nào? Câu hỏi của anh Minh Thiện ở Hà Nội.

Công trình giao thông ngầm có được khuyến khích đầu tư xây dựng không?

Căn cứ khoản 6 Điều 2 Nghị định 39/2010/NĐ-CP quy định về công trình giao thông ngầm như sau:

“Công trình giao thông ngầm” là các công trình đường tàu điện ngầm, nhà ga tàu điện ngầm, hầm đường bộ, hầm cho người đi bộ và các công trình phụ trợ kết nối (kể cả phần đường nối phần ngầm với mặt đất).

Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 39/2010/NĐ-CP quy định về các loại công trình ngầm đô thị được khuyến khích đầu tư xây dựng như sau:

Hỗ trợ và ưu đãi để xây dựng công trình ngầm đô thị
...
2. Các loại công trình ngầm đô thị được khuyến khích đầu tư xây dựng bao gồm:
a) Công trình giao thông ngầm và bãi đỗ xe ngầm;
b) Công trình đầu mối kỹ thuật ngầm;
c) Cống, bể kỹ thuật, hào, tuy nen kỹ thuật.
...

Theo đó, “Công trình giao thông ngầm” là các công trình đường tàu điện ngầm, nhà ga tàu điện ngầm, hầm đường bộ, hầm cho người đi bộ và các công trình phụ trợ kết nối (kể cả phần đường nối phần ngầm với mặt đất).

Công trình giao thông ngầm là một trong những công trình được khuyến khích đầu tư xây dựng.

Công trình giao thông ngầm

Công trình giao thông ngầm (Hình từ Internet)

Công tác khảo sát xây dựng đối với công trình giao thông ngầm phải đáp ứng những yêu cầu gì?

Theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 39/2010/NĐ-CP quy định về yêu cầu đối với công tác khảo sát xây dựng như sau:

Đối với công trình giao thông ngầm, công cộng ngầm, tuy nen và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật ngầm
1. Yêu cầu đối với công tác khảo sát xây dựng:
a) Cung cấp đầy đủ các số liệu, tài liệu, thông số kỹ thuật về các công trình ngầm và công trình trên mặt đất hiện có, các điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn, khả năng tồn tại các loại khí độc hại của khu vực xây dựng để làm cơ sở xác định phạm vi, độ sâu công trình, lựa chọn công nghệ thi công thích hợp nhằm bảo đảm an toàn cho người, công trình và công trình lân cận;
b) Dự báo các bất thường về điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn để có biện pháp xử lý thích hợp phục vụ công tác thiết kế thi công xây dựng công trình ngầm;
c) Bảo đảm vệ sinh môi trường và phải hoàn trả mặt bằng sau khi hoàn thành nhiệm vụ khảo sát.
...

Theo đó, công tác khảo sát xây dựng đối với công trình giao thông ngầm phải đáp ứng những yêu cầu sau:

+ Cung cấp đầy đủ các số liệu, tài liệu, thông số kỹ thuật về các công trình ngầm và công trình trên mặt đất hiện có, các điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn, khả năng tồn tại các loại khí độc hại của khu vực xây dựng để làm cơ sở xác định phạm vi, độ sâu công trình, lựa chọn công nghệ thi công thích hợp nhằm bảo đảm an toàn cho người, công trình và công trình lân cận.

+ Dự báo các bất thường về điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn để có biện pháp xử lý thích hợp phục vụ công tác thiết kế thi công xây dựng công trình ngầm.

+ Bảo đảm vệ sinh môi trường và phải hoàn trả mặt bằng sau khi hoàn thành nhiệm vụ khảo sát.

Yêu cầu đối với công tác thiết kế xây dựng công trình giao thông ngầm được quy định thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 39/2010/NĐ-CP về yêu cầu đối với công tác thiết kế xây dựng như sau:

Đối với công trình giao thông ngầm, công cộng ngầm, tuy nen và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật ngầm
...
2. Yêu cầu đối với công tác thiết kế xây dựng:
a) Phải phù hợp với điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn;
b) Phải đồng bộ, kết nối phù hợp với quần thể kiến trúc của các công trình liền kề, trên mặt đất, với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị; bảo đảm an toàn không làm ảnh hưởng đến các công trình xây dựng lân cận; kết hợp với yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phòng khi cần thiết; đồng thời phải có giải pháp về bảo tồn cây xanh, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa tại khu vực xây dựng (nếu có);
c) Thiết kế tổ chức không gian kiến trúc bên trong các công trình (nếu có) phải đáp ứng công năng sử dụng và bền vững và bảo đảm yêu cầu về mỹ quan, phù hợp với các đặc điểm văn hóa, lịch sử tại khu vực xây dựng công trình;
d) Thiết kế các hệ thống chiếu sáng, điều hòa, thông gió, cấp nước, thoát nước, cấp điện, phòng cháy, chữa cháy, thoát hiểm và hệ thống kiểm soát khai thác vận hành trong công trình phải phù hợp với loại và cấp công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng;
đ) Bảo đảm các yêu cầu về chống thấm, chống ăn mòn và xâm thực;
e) Bảo đảm việc sử dụng thuận lợi cho người khuyết tật, bảo đảm an toàn và thoát hiểm nhanh chóng khi có sự cố;
g) Có quy trình vận hành sử dụng, quy định bảo trì công trình và phải đề xuất nhiệm vụ của công tác quan trắc địa kỹ thuật.

Như vậy, công tác thiết kế xây dựng công trình giao thông ngầm phải đảm bảo những yêu cầu được quy định tại khoản 2 Điều 19 nêu trên.

Đầu tư xây dựng TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Công trình giao thông ngầm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu thông báo ý kiến thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng là mẫu nào?
Pháp luật
Quy hoạch 1/500 là gì? Có miễn giấy phép xây dựng với nhà ở riêng lẻ thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch 1/500?
Pháp luật
Nội dung dự toán xây dựng công trình có bao gồm chi phí gia công, chế tạo thiết bị cần gia công hay không?
Pháp luật
Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng có quy mô từ nhóm B trở lên bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công có thể không lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng không?
Pháp luật
Tiêu chuẩn trong hoạt động đầu tư xây dựng đều được áp dụng theo nguyên tắc tự nguyện đúng không?
Pháp luật
Thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng là gì? Mẫu Báo cáo kết quả thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng làm cơ sở phê duyệt tổng mức đầu tư?
Pháp luật
Có được điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng đối với dự án sử dụng vốn từ tiền bồi thường của doanh nghiệp không?
Pháp luật
Tài sản dở dang là gì? Vốn hóa các chi phí đi vay trong quá trình đầu tư xây dựng tài sản dở dang chấm dứt khi nào?
Pháp luật
Chi phí cho tổ chức tham gia thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng được trích từ chi phí nào theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đầu tư xây dựng
1,104 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đầu tư xây dựng Công trình giao thông ngầm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào