Công thức xác định tổng số lượng chi nhánh mà ngân hàng thương mại được thành lập theo quy định mới?
- Công thức xác định tổng số lượng chi nhánh mà ngân hàng thương mại được thành lập theo quy định mới?
- Ngân hàng thương mại có thời gian hoạt động trên 01 năm được thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh tại vùng nông thôn?
- Điều kiện khai trương hoạt động chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại là gì?
Công thức xác định tổng số lượng chi nhánh mà ngân hàng thương mại được thành lập theo quy định mới?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 32/2024/TT-NHNN thì số lượng chi nhánh của một ngân hàng thương mại được thành lập được xác định theo công thức sau:
300 tỷ đồng x N1 + 100 tỷ đồng x M1 + 50 tỷ đồng x N2 + 20 tỷ đồng x M2 < C |
Trong đó:
- C là giá trị thực của vốn điều lệ của ngân hàng thương mại theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 32/2024/TT-NHNN hoặc điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 32/2024/TT-NHNN.
- N1 là số lượng chi nhánh đã thành lập và đang đề nghị thành lập tại khu vực nội thành thành phố Hà Nội và khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh.
- N2 là số lượng chi nhánh đã thành lập và đang đề nghị thành lập tại khu vực ngoại thành thành phố Hà Nội, khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh; và các tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương.
- M1 là số lượng phòng giao dịch đã thành lập và đang đề nghị thành lập tại khu vực nội thành thành phố Hà Nội và khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh.
- M2 là số lượng phòng giao dịch đã thành lập và đang đề nghị thành lập tại khu vực ngoại thành thành phố Hà Nội, khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh; và các tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương.
Việc xác định địa điểm của chi nhánh, phòng giao dịch đã thành lập và đang đề nghị thành lập thuộc các khu vực quy định tại các điểm N1, N2, M1, M2 nêu trên được căn cứ vào khu vực địa giới hành chính tại thời điểm đề nghị và tại thời điểm chấp thuận.
Công thức xác định tổng số lượng chi nhánh mà ngân hàng thương mại được thành lập theo quy định mới? (Hình từ Internet)
Ngân hàng thương mại có thời gian hoạt động trên 01 năm được thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh tại vùng nông thôn?
Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 32/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Số lượng chi nhánh được thành lập
Ngoài đáp ứng yêu cầu về tổng số lượng chi nhánh quy định tại Điều 7 Thông tư này, ngân hàng thương mại phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
1. Ngân hàng thương mại được thành lập tối đa 10 chi nhánh tại mỗi khu vực nội thành thành phố Hà Nội hoặc nội thành thành phố Hồ Chí Minh.
2. Ngân hàng thương mại có thời gian hoạt động dưới 12 tháng tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị được thành lập không quá 03 chi nhánh và các chi nhánh này không được thành lập trên cùng một địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong một năm tài chính.
3. Ngân hàng thương mại có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị được thành lập không quá năm (05) chi nhánh và số chi nhánh tại vùng nông thôn chiếm ít nhất 50% tổng số chi nhánh được thành lập trong một năm tài chính.
4. Ngoài số lượng quy định tại khoản 3 Điều này, ngân hàng thương mại đã hoàn tất thủ tục tự nguyện chấm dứt hoạt động chi nhánh tại khu vực nội thành thành phố Hà Nội, khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh thì được thành lập tại các địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác số chi nhánh tương ứng với số chi nhánh đã chấm dứt hoạt động.
Như vậy, đối với ngân hàng thương mại có thời gian hoạt động trên 01 năm thì được thành lập tối đa 05 chi nhánh kể từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị được thành lập và số chi nhánh tại vùng nông thôn phải chiếm ít nhất 50% tổng số chi nhánh được thành lập trong một năm tài chính.
Điều kiện khai trương hoạt động chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại là gì?
Yêu cầu khai trương hoạt động chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại được quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 32/2024/TT-NHNN, cụ thể như sau:
(1) Có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trụ sở chi nhánh; trụ sở phải đảm bảo lưu trữ chứng từ, thuận tiện và an toàn cho giao dịch, tài sản, có đầy đủ hệ thống đảm bảo an ninh, bảo vệ, hệ thống cấp điện, liên lạc duy trì liên tục, đáp ứng yêu cầu phòng, chống cháy nổ;
(2) Trụ sở chi nhánh có kho tiền đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Trường hợp ngân hàng thương mại có hơn một chi nhánh trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngân hàng thương mại phải có tối thiểu một chi nhánh có kho tiền theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và phải chịu trách nhiệm chuyển tiền của các chi nhánh không có kho tiền về chi nhánh có kho tiền sau khi kết thúc giờ giao dịch mỗi ngày làm việc;
(3) Chi nhánh có hệ thống công nghệ thông tin kết nối trực tuyến với trụ sở chính; đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu hoạt động liên tục, an toàn, bảo mật cho các hoạt động nghiệp vụ;
(4) Chi nhánh có đầy đủ nhân sự điều hành tối thiểu gồm Giám đốc chi nhánh hoặc chức danh tương đương và đội ngũ nhân viên thực hiện nghiệp vụ tại chi nhánh, trong đó Giám đốc chi nhánh này không được kiêm nhiệm Giám đốc chi nhánh khác và Giám đốc chi nhánh không được kiêm nhiệm Giám đốc phòng giao dịch;
(5) Giám đốc chi nhánh hoặc các chức danh tương đương đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 41 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?