Cổng thông tin điện tử Chính phủ có thuộc cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ không? Có được sử dụng con dấu?
Cổng thông tin điện tử Chính phủ có thuộc cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ không? Có được sử dụng con dấu?
Căn cứ theo khoản 18 Điều 3 Nghị định 36/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ gồm các đơn vị sau:
1. Vụ Tổng hợp.
2. Vụ Pháp luật.
3. Vụ Kinh tế tổng hợp.
4. Vụ Công nghiệp.
5. Vụ Nông nghiệp.
6. Vụ Khoa giáo - Văn xã.
7. Vụ Đổi mới doanh nghiệp.
8. Vụ Quan hệ quốc tế.
9. Vụ Nội chính.
10. Vụ Tổ chức công vụ.
11. Vụ Theo dõi công tác thanh tra (Vụ I).
12. Vụ Công tác Quốc hội, Địa phương và Đoàn thể.
13. Vụ Thư ký - Biên tập.
14. Vụ Hành chính.
15. Vụ Tổ chức cán bộ.
16. Cục Kiểm soát thủ tục hành chính.
17. Cục Quản trị - Tài vụ.
18. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ là các tổ chức hành chính do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ được sử dụng con dấu hình Quốc huy. Vụ I có 03 phòng; Vụ Hành chính có 04 phòng.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Văn phòng Chính phủ.
Như vậy, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ thuộc cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ được sử dụng con dấu hình Quốc huy.
Cổng thông tin điện tử Chính phủ có thuộc cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ không? Có được sử dụng con dấu? (Hình từ Internet)
Cổng thông tin điện tử Chính phủ tiếp tục thực hiện chức năng nhiệm vụ quyền hạn được giao đến khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 36/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
1. Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ, Vụ Theo dõi công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Cục Quản trị, Cục Hành chính - Quản trị II, Vụ Kế hoạch tài chính tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị quy định tại khoản 10, 11, 17 Điều 3 Nghị định này.
2. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định hiện hành cho đến khi Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ban hành có hiệu lực thi hành.
Như vậy, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định hiện hành cho đến khi Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ban hành có hiệu lực thi hành.
Văn phòng chính phủ có phải quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học hay không?
Căn cứ theo khoản 15 Điều 2 Nghị định 36/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
12. Về công chức
a) Công chức Văn phòng Chính phủ phải là những người có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, am hiểu về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, theo dõi; được áp dụng chế độ, chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ đặc thù theo quy định;
b) Văn phòng Chính phủ được chủ động đề nghị ưu tiên điều động, luân chuyển, biệt phái công chức ở các bộ, ngành, cơ quan, địa phương về làm việc tại Văn phòng Chính phủ và từ Văn phòng Chính phủ đến làm việc tại các bộ, ngành, cơ quan, địa phương theo thẩm quyền, quy định của Thủ tướng Chính phủ và pháp luật. Các bộ, ngành, cơ quan, địa phương có trách nhiệm ưu tiên điều động, luân chuyển, biệt phái công chức theo đề nghị của Văn phòng Chính phủ.
13. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, số lượng người làm việc, vị trí việc làm; quyết định tuyển dụng, sử dụng, quản lý và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
14. Quyết định và tổ chức triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số của Văn phòng Chính phủ theo mục tiêu, nội dung, chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước và quy định của pháp luật.
15. Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao; quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
16. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Văn phòng Chính phủ sẽ có nhiệm vụ quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học theo quy định.
Ngoài ra, Văn phòng Chính phủ còn phải quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao; thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tuổi bổ nhiệm lần đầu chức danh thư ký Tổng Bí thư phải có mấy năm công tác? Quy trình bổ nhiệm thư ký thế nào?
- Văn khấn khai trương? Văn khấn khai trương cửa hàng? Bài cúng khai trương đơn giản? Nguyên tắc khuyến mại ngày khai trương cửa hàng?
- Sao Thổ tú là sao gì? Sao Thổ tú tốt không? Sao Thổ Tú kỵ tháng mấy? Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan khi cúng giải Sao Thổ tú bị phạt bao nhiêu tiền?
- Hạn Địa võng là gì? Hạn Địa võng là hạn gì? Hạn Địa Võng tốt không? Hành nghề mê tín dị đoan có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Trung điểm của đoạn thẳng là gì? Tính chất trung điểm của đoạn thẳng? Yêu cầu nhận biết được trung điểm của đoạn thẳng?