Công tác xây dựng pháp luật là gì? Kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật thực hiện thông qua hoạt động nào?
Công tác xây dựng pháp luật là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Quy định 178-QĐ/TW năm 2024 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong văn bản này, các từ ngữ được hiểu như sau:
1. Công tác xây dựng pháp luật là hoạt động của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong việc đề nghị, kiến nghị xây dựng pháp luật, lập, thông qua, điều chỉnh chương trình xây dựng pháp luật, soạn thảo, lấy ý kiến, trình, tham gia góp ý, phản biện xã hội, thẩm định, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
...
Theo đó, công tác xây dựng pháp luật là hoạt động của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong việc đề nghị, kiến nghị xây dựng pháp luật, lập, thông qua, điều chỉnh chương trình xây dựng pháp luật, soạn thảo, lấy ý kiến, trình, tham gia góp ý, phản biện xã hội, thẩm định, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Công tác xây dựng pháp luật là gì? Kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật thực hiện thông qua hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật thực hiện thông qua hoạt động nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Quy định 178-QĐ/TW năm 2024 quy định như sau:
Phương thức kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật
1. Kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật được thực hiện thông qua các hoạt động sau đây:
a) Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật.
b) Hoạt động kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua việc thực hiện các quy trình, thủ tục trong công tác xây dựng pháp luật.
c) Hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp; hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân.
d) Hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật.
đ) Hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức xã hội khác, cơ quan báo chí và Nhân dân.
e) Hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong công tác xây dựng pháp luật.
2. Các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật bao gồm:
a) Thực hiện các hoạt động kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật quy định tại Khoản 1, Điều này.
b) Hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ, bảo đảm đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, khả thi. Thường xuyên giám sát, kiểm tra công tác xây dựng pháp luật, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật để phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật và kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị ban hành, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật; tiếp tục hoàn thiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định có liên quan; cụ thể hoá về đối tượng, phương thức tham gia phản biện, góp ý kiến xây dựng pháp luật.
...
Theo đó, việc kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật được thực hiện thông qua các hoạt động sau đây:
- Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật.
- Hoạt động kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua việc thực hiện các quy trình, thủ tục trong công tác xây dựng pháp luật.
- Hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp; hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân.
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật.
- Hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức xã hội khác, cơ quan báo chí và Nhân dân.
- Hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong công tác xây dựng pháp luật.
Trách nhiệm của tổ chức cá nhân khác trong việc phòng chống tham nhũng trong xây dựng pháp luật như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Quy định 178-QĐ/TW năm 2024 có quy định về trách nhiệm của tổ chức cá nhân khác trong việc phòng chống tham nhũng trong xây dựng pháp luật như sau:
- Tổ chức, cá nhân có quyền, trách nhiệm phát hiện, phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, bịa đặt, cố ý phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin không đúng sự thật cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
- Nghiêm cấm đối tượng chịu sự tác động của văn bản quy phạm pháp luật và các tổ chức, cá nhân khác hối lộ, mua chuộc, lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân để tác động, can thiệp, gây áp lực đến cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật nhằm có được lợi ích nhóm, cục bộ trong văn bản quy phạm pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?