Công tác xã hội trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Học xong ngành này thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào?

Chị ơi cho em hỏi: Công tác xã hội trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Học xong ngành này thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào? Đây là câu hỏi của bạn Đình Phong đến từ Bến Tre.

Công tác xã hội trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 10 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Giới thiệu chung về ngành, nghề
Công tác xã hội trình độ cao đẳng là ngành, nghề nhằm giúp đỡ những người dân có nhu cầu trợ giúp về tâm lý và xã hội, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Bằng việc áp dụng các phương pháp thực hành trợ giúp chuyên nghiệp, nghề Công tác xã hội giúp đỡ các cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng nâng cao năng lực, phục hồi hoặc tăng cường các chức năng xã hội; đồng thời tạo cơ hội cho họ tiếp cận các nguồn lực, chính sách và dịch vụ xã hội. Qua đó, Công tác xã hội góp phần xây dựng một hệ thống an sinh xã hội tiên tiến, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hướng đến một xã hội lành mạnh, công bằng và hạnh phúc.
Những đối tượng mà Công tác xã hội có nhiệm vụ giúp đỡ rất đa dạng bao gồm trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người nghèo, người khuyết tật, người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, người nghiện chất, người nhiễm và ảnh hưởng bới HIV/AIDS, nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân do thiên tai, nạn nhân buôn bán người,... Nghề Công tác xã hội thường làm việc tại các trung tâm/tổ chức cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội và tham vấn tâm lý, bệnh viện, trường học, các trung tâm/tổ chức tư vấn và điều trị cai nghiện ma túy, các trung tâm/tổ chức quản lý hoặc triển khai các dự án phát triển cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, phát triển cộng đồng và phát triển xã hội.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.800 giờ (tương đương 76 tín chỉ).

Theo đó, công tác xã hội trình độ cao đẳng là ngành nghề nhằm giúp đỡ những người dân có nhu cầu trợ giúp về tâm lý và xã hội, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

công tác xã hội

Ngành công tác xã hội (Hình từ Internet)

Sau khi tốt nghiệp ngành công tác xã hội trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Kiến thức
- Trình bày được kiến thức cơ bản về quá trình hình thành và phát triển công tác xã hội trên thế giới và Việt Nam; đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của công tác xã hội; mối quan hệ giữa công tác xã hội và một số ngành học khác; xử lý khủng hoảng, các mô hình trong công tác xã hội,…;
- Mô tả được lịch sử hình thành và các lý thuyết kinh điển trong công tác xã hội: lý thuyết nhận - thức hành vi, lý thuyết sinh thái, lý thuyết phân tâm, lý thuyết gia đình, lý thuyết phát triển đời người, thuyết nhu cầu, thuyết hệ thống;
- Phân tích và phân biệt một cách cơ bản về các cấp độ can thiệp xã hội: cá nhân, nhóm, cộng đồng. Kết nối được phương pháp và kỹ năng trong tham vấn để ứng dụng một cách linh hoạt vào thực hành công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm và phát triển cộng đồng;
- Mô tả được mô hình tiếp cận khác nhau giúp đỡ đối tượng có vấn đề trong cuộc sống; kiến thức nghiên cứu và xây dựng chính sách;
- Khái quát được kiến thức quản lý, điều hành các hoạt động, dịch vụ trợ giúp cá nhân, gia đình, nhóm;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành công tác xã hội trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức như sau:

- Trình bày được kiến thức cơ bản về quá trình hình thành và phát triển công tác xã hội trên thế giới và Việt Nam; đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của công tác xã hội; mối quan hệ giữa công tác xã hội và một số ngành học khác; xử lý khủng hoảng, các mô hình trong công tác xã hội,…;

- Mô tả được lịch sử hình thành và các lý thuyết kinh điển trong công tác xã hội: lý thuyết nhận - thức hành vi, lý thuyết sinh thái, lý thuyết phân tâm, lý thuyết gia đình, lý thuyết phát triển đời người, thuyết nhu cầu, thuyết hệ thống;

- Phân tích và phân biệt một cách cơ bản về các cấp độ can thiệp xã hội: cá nhân, nhóm, cộng đồng. Kết nối được phương pháp và kỹ năng trong tham vấn để ứng dụng một cách linh hoạt vào thực hành công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm và phát triển cộng đồng;

- Mô tả được mô hình tiếp cận khác nhau giúp đỡ đối tượng có vấn đề trong cuộc sống; kiến thức nghiên cứu và xây dựng chính sách;

- Khái quát được kiến thức quản lý, điều hành các hoạt động, dịch vụ trợ giúp cá nhân, gia đình, nhóm;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Người học ngành công tác xã hội trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công tác xã hội trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Theo đó, người học ngành công tác xã hội trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.

Công tác xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định người làm công tác xã hội phải có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội
Pháp luật
Công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp là gì? Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội như thế nào?
Pháp luật
Tổng hợp 8 biểu mẫu về công tác xã hội theo Nghị định 110 mới nhất là những mẫu nào? Tải về ở đâu?
Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận quá trình thực hành công tác xã hội là mẫu nào? Nguyên tắc thực hành công tác xã hội gồm những gì?
Pháp luật
Bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội bao gồm những gì? Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người hướng dẫn thực hành công tác xã hội có phải chịu trách nhiệm khi người thực hành gây sai sót chuyên môn không?
Pháp luật
Mẫu Giấy chứng nhận cập nhật kiến thức công tác xã hội của người hành nghề công tác xã hội là mẫu nào?
Pháp luật
Những chính sách của Nhà nước về công tác xã hội gồm những gì? Công chức viên chức có phải người làm công tác xã hội?
Pháp luật
Đối tượng công tác xã hội phải có nghĩa vụ chấp hành các quy định trong quá trình sử dụng dịch vụ công tác xã hội như thế nào?
Pháp luật
Người hành nghề công tác xã hội vi phạm đạo đức nghề nghiệp có bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề không?
Pháp luật
04 trường hợp bị cấm hành nghề công tác xã hội? Người nước ngoài được hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công tác xã hội
1,022 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công tác xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công tác xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào