Công tác trắc địa mỏ ở mỏ hầm lò phải dựa vào đâu? Mạng lưới khống chế trắc địa mỏ ở cơ sở hầm lò được thành lập theo dạng nào?
Công tác trắc địa mỏ ở mỏ hầm lò phải dựa vào đâu?
Công tác trắc địa mỏ ở mỏ hầm lò phải dựa vào đâu, thì theo quy định tại tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10673:2015 như sau:
Trắc địa mỏ ở mỏ hầm lò
6.1. Các quy định chung
6.1.1. Tất cả các công tác trắc địa mỏ hầm lò đều phải dựa vào mạng lưới khống chế tọa độ và độ cao bố trí trong các hầm lò. Trong trường hợp đòi hỏi độ chính xác đặc biệt (như đào lò đối hướng, lắp ráp các thiết bị v.v...), cần phải thành lập mạng lưới khống chế cơ sở chuyên dùng phục vụ riêng cho các phép đo đặc biệt đó.
6.1.2. Mạng lưới tọa độ phẳng và độ cao trong hầm lò phải nằm trong cùng một hệ thống tọa độ và độ cao trên mặt đất được thành lập theo quy định tại Chương 2 của Tiêu chuẩn này.
6.1.3. Cơ sở đo nối mạng lưới khống chế hầm lò với hệ thống tọa độ trên mặt đất là các điểm tiệm cận miệng giếng hoặc của lò. Mốc tiệm cận không được cách xa miệng giếng, cửa lò quá 300 m. Tọa độ phẳng của mốc tiệm cận có thể xác định bằng phương pháp giao hội, phương pháp đường chuyền đa giác hoặc phương pháp dạo hàng vệ tinh toàn cầu GNSS.
Vị trí các mốc tiệm cận bố trí sao cho từ mốc cửa lò hay miệng giếng có thể đo hai hướng liên kết đến hai mốc của lưới tiệm cận hay lưới giải tích.
6.1.4. Các điểm tiệm cận giếng đứng là những mốc thuộc lưới tọa độ quốc gia, hoặc các điểm được xác định với độ chính xác tương đương lưới khu vực cấp 1. Các mốc tiệm cận cũng được phép xác định bằng các mốc đường chuyền đa giác cấp 1 dựa trên các mốc lưới trắc địa nhà nước. Chiều dài của đường chuyền đa giác cấp 1 giữa các mốc lưới trắc địa nhà nước không được vượt quá 10 km.
6.1.5. Đối với giếng nghiêng và lò bằng, điểm tiệm cận phải được thành lập với độ chính xác tương đương với lưới khu vực cấp 1 hoặc là mốc đường chuyền đa giác có độ chính xác tương đương khống chế khu vực cấp 1 trở lên.
Trong trường hợp cần lập lưới chuyên dùng để giải quyết những nhiệm vụ kỹ thuật đặc biệt trong hầm lò đòi hỏi độ chính xác cao thì mốc tiệm cận phải là mốc có độ chính xác thỏa mãn yêu cầu về độ chính xác lập lưới chuyên dùng đó.
…
Như vậy, theo quy định trên thì công tác trắc địa mỏ ở mỏ hầm lò phải dựa vào mạng lưới khống chế tọa độ và độ cao bố trí trong các hầm lò.
Trong trường hợp đòi hỏi độ chính xác đặc biệt (như đào lò đối hướng, lắp ráp các thiết bị v.v...), cần phải thành lập mạng lưới khống chế cơ sở chuyên dùng phục vụ riêng cho các phép đo đặc biệt đó.
Công tác trắc địa mỏ ở mỏ hầm lò phải dựa vào đâu? (Hình từ Internet)
Mạng lưới khống chế trắc địa mỏ ở cơ sở hầm lò được thành lập theo dạng nào?
Mạng lưới khống chế trắc địa mỏ ở cơ sở hầm lò được thành lập theo dạng tại khoản tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10673:2015 như sau:
Trắc địa mỏ ở mỏ hầm lò
...
6.2. Lưới khống chế cơ sở hầm lò
Lưới khống chế tọa độ phẳng trong hầm lò là tập hợp điểm bố trí trong các đường lò, làm cơ sở khống chế trắc địa cho công tác đo vẽ thành lập bản đồ; đo đạc phục vụ thi công và giải quyết các nhiệm vụ trắc địa trong quá trình xây dựng, mở rộng và khai thác mỏ.
Xuất phát từ hệ thống khai thác và điều kiện cụ thể, ở Việt Nam, mạng lưới khống chế cơ sở hầm lò thường được thành lập theo dạng đường chuyền kinh vĩ. Căn cứ vào yêu cầu đo vẽ và phương pháp đo nối đường chuyền kinh vĩ với các điểm cấp cao, đường chuyền kinh vĩ hầm lò được thành lập theo các dạng đường chuyền kinh vĩ khép kín, đường chuyền kinh vĩ phù hợp, đường chuyền kinh vĩ treo.
…
Như vậy, theo quy định trên thì mạng lưới khống chế trắc địa mỏ ở cơ sở hầm lò được thành lập theo dạng đường chuyền kinh vĩ.
Đường chuyền kinh vĩ của lưới khống chế trắc địa mỏ ở cơ sở hầm lò được chia làm bao nhiêu cấp?
Đường chuyền kinh vĩ của lưới khống chế trắc địa mỏ ở cơ sở hầm lò được chia làm bao nhiêu cấp, thì theo quy định tại tiết 6.2.1 tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10673:2015 như sau:
Trắc địa mỏ ở mỏ hầm lò
…
6.2. Lưới khống chế cơ sở hầm lò
…
6.2.1. Phân loại lưới khống chế cơ sở hầm lò
6.2.1.1. Căn cứ vào phạm vi khống chế, mục đích sử dụng, độ chính xác và phương pháp đo ngắm, đường chuyền kinh vĩ hầm lò được chia làm hai cấp là cấp I và cấp II.
a) Đường chuyền kinh vĩ cấp I: là tập hợp điểm bố trí trong các hầm lò chủ yếu, từ sân ga dưới giếng qua các lò cái, lò vận chuyển chính đến biên giới kỹ thuật ruộng mỏ. Các điểm đường chuyền kinh vĩ cấp I được bố trí ở những nơi ổn định không bị ảnh hưởng phá hoại của các hoạt động vận tải trong lò.
Độ chính xác đó được qui định như sau:
Sai số đo góc: mβ ≤ ±15” (10)
Sai số đo cạnh:
b) Đường chuyền kinh vĩ cấp II: Đường chuyền kinh vĩ cấp II được thành lập và phát triển từ các điểm đường chuyền kinh vĩ cấp I. Các điểm đường chuyền kinh vĩ cấp II được bố trí trong các đường lò thứ yếu: lò phân tầng, lò thượng v.v... làm cơ sở trực tiếp cho công tác đo vẽ chi tiết, cho hướng đào lò và các nhiệm vụ trắc địa khác trong quá trình khai thác.
Độ chính xác đối với đường chuyền kinh vĩ cấp II được qui định như sau:
Sai số đo góc: mβ ≤ ±30” (12)
Sai số đo cạnh:
Như vậy, theo quy định trên thì Đường chuyền kinh vĩ của lưới khống chế trắc địa mỏ ở cơ sở hầm lò được chia làm hai cấp là cấp I và cấp II.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?