Công tác tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự phải đáp ứng các điều kiện nào?
- Công tác tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự phải đáp ứng các điều kiện nào?
- Công tác chuyển giao hồ sơ, vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
- Bộ Ngoại giao có trách nhiệm gì trong việc chuyển giao hồ sơ, vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự?
Công tác tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự phải đáp ứng các điều kiện nào?
Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BNG quy định như sau:
Điều kiện tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, vật chứng
Việc tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự phải có đủ các điều kiện sau:
1. Người bị yêu cầu tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự là người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, đang bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam điều tra, truy tố hoặc xét xử nhưng đã trốn khỏi Việt Nam đến nước mà người đó mang quốc tịch hoặc nước khác (nước mà người phạm tội đang có mặt, sau đây viết tắt là nước ngoài).
2. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã yêu cầu nước ngoài dẫn độ về Việt Nam, nhưng cơ quan có thẩm quyền của nước đó từ chối việc dẫn độ.
Theo đó, việc tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự phải có đủ các điều kiện sau:
- Người bị yêu cầu tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự là người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, đang bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam điều tra, truy tố hoặc xét xử nhưng đã trốn khỏi Việt Nam đến nước mà người đó mang quốc tịch hoặc nước khác (nước mà người phạm tội đang có mặt, sau đây viết tắt là nước ngoài).
- Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã yêu cầu nước ngoài dẫn độ về Việt Nam, nhưng cơ quan có thẩm quyền của nước đó từ chối việc dẫn độ.
Truy cứu trách nhiệm hình sự (Hình từ Internert)
Công tác chuyển giao hồ sơ, vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Theo Điều 3 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BNG quy định như sau:
Điều kiện tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, vật chứng
Việc chuyển giao hồ sơ, vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội được thực hiện trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau:
1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo an ninh chính trị của Việt Nam.
2. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; phù hợp tập quán quốc tế.
3. Đảm bảo bí mật nhà nước; chế độ bảo mật thông tin, tài liệu, vật chứng của vụ án.
4. Không làm ảnh hưởng đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội khác trong cùng vụ án hoặc việc giải quyết vụ án khác tại Việt Nam.
5. Tài liệu, vật chứng chuyển giao là những tài liệu, vật chứng không thể thiếu để phục vụ cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Theo đó, công tác chuyển giao hồ sơ, vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo an ninh chính trị của Việt Nam.
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; phù hợp tập quán quốc tế.
- Đảm bảo bí mật nhà nước; chế độ bảo mật thông tin, tài liệu, vật chứng của vụ án.
- Không làm ảnh hưởng đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội khác trong cùng vụ án hoặc việc giải quyết vụ án khác tại Việt Nam.
- Tài liệu, vật chứng chuyển giao là những tài liệu, vật chứng không thể thiếu để phục vụ cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Bộ Ngoại giao có trách nhiệm gì trong việc chuyển giao hồ sơ, vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự?
Theo Điều 18 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BNG quy định như sau:
Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
1. Tổ chức thực hiện trong ngành Ngoại giao về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Ngoại giao liên quan đến việc tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, vật chứng của vụ án cho nước ngoài theo quy định của Thông tư liên tịch này.
2. Xác định ngôn ngữ của nước được yêu cầu theo đề nghị của cơ quan lập hồ sơ trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị.
3. Trong trường hợp áp dụng nguyên tắc có đi có lại, phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao liên hệ với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để biết kết quả thực hiện yêu cầu tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự của Việt Nam; đề nghị phía nước ngoài chuyển trả hồ sơ, vật chứng cho Việt Nam trong trường hợp nước ngoài từ chối truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội; tiếp nhận kết quả truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội hoặc hồ sơ, vật chứng trả lại từ nước ngoài và chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được.
4. Hàng năm, tập hợp danh sách tên các quốc gia, vùng lãnh thổ có điều ước, hoặc thỏa thuận về áp dụng nguyên tắc có đi có lại với Việt Nam liên quan đến yêu cầu tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội và thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp.
Theo đó, trong việc chuyển giao hồ sơ, vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự, Bộ Ngoại giao có những trách nhiệm sau:
- Tổ chức thực hiện trong ngành Ngoại giao về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Ngoại giao liên quan đến việc tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, vật chứng của vụ án cho nước ngoài theo quy định của Thông tư liên tịch này.
- Xác định ngôn ngữ của nước được yêu cầu theo đề nghị của cơ quan lập hồ sơ trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị.
- Trong trường hợp áp dụng nguyên tắc có đi có lại, phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao liên hệ với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để biết kết quả thực hiện yêu cầu tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự của Việt Nam;
Đề nghị phía nước ngoài chuyển trả hồ sơ, vật chứng cho Việt Nam trong trường hợp nước ngoài từ chối truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội;
Tiếp nhận kết quả truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội hoặc hồ sơ, vật chứng trả lại từ nước ngoài và chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được.
- Hàng năm, tập hợp danh sách tên các quốc gia, vùng lãnh thổ có điều ước, hoặc thỏa thuận về áp dụng nguyên tắc có đi có lại với Việt Nam liên quan đến yêu cầu tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội và thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?