Công tác quản lý công chức nhà nước hiện nay được dựa trên những nội dung nào và cơ quan nào có thẩm quyền quản lý công chức?
Việc quản lý công chức nhà nước được thực hiện dựa trên những nội dung nào?
Căn cứ Điều 71 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về nội dung quản lý công chức như sau:
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công chức.
- Xây dựng kế hoạch, quy hoạch công chức.
- Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; vị trí việc làm và cơ cấu công chức.
- Xác định số lượng và quản lý biên chế công chức.
- Tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng công chức.
- Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức.
- Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức.
- Tổ chức thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật đối với công chức.
- Thực hiện chế độ thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức.
- Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ công chức.
- Thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định của pháp luật về công chức.
- Chỉ đạo, tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức.
Công tác quản lý công chức nhà nước hiện nay được dựa trên những nội dung nào và cơ quan nào có thẩm quyền quản lý công chức? (Hình từ Internet)
Công tác quản lý công chức nhà nước thuộc thẩm quyền của các cơ quan nào?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức nhà nước như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Công chức quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019.
2. Cơ quan quản lý công chức, bao gồm:
a) Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương;
b) Tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương;
c) Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước;
d) Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
đ) Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập;
e) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu được thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
Theo quy định pháp luật vừa nêu trên thì cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức nhà nước bao gồm:
- Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương;
- Tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước;
- Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập;
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bộ nội vụ có những quyền và nghĩa vụ nào trong việc quản lý công chức?
Căn cứ Điều 72 Nghị định 138/2020/NĐ-CP thì Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công chức, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Xây dựng dự án luật, pháp lệnh về công chức để Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định về chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chương trình phát triển đội ngũ công chức; phân công, phân cấp quản lý công chức và biên chế công chức; vị trí việc làm và cơ cấu công chức; chiến lược, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức; chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ khác đối với công chức; chính sách đối với người có tài năng; tiêu chuẩn chức danh và tuyển chọn công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về chức danh, tiêu chuẩn ngạch công chức, cơ cấu ngạch công chức; ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chế thi tuyển công chức, xét tuyển công chức, quy chế tổ chức thi nâng ngạch công chức, nội quy thi tuyển công chức, xét tuyển công chức, thi nâng ngạch công chức, đánh giá công chức, chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh công chức lãnh đạo, quản lý.
- Quy định về lập hồ sơ, quản lý hồ sơ; số hiệu công chức; mã số các cơ quan hành chính nhà nước; thẻ công chức.
- Quản lý về số lượng và cơ cấu ngạch công chức.
- Có ý kiến với cơ quan quản lý công chức việc bổ nhiệm ngạch, xếp lương đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.
- Hướng dẫn và tổ chức thống kê đội ngũ công chức trong cả nước; xây dựng và quản lý dữ liệu quốc gia về đội ngũ công chức.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ báo cáo về công tác quản lý công chức.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về công chức.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức theo phân cấp và theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?