Công tác phối hợp để bảo đảm an ninh, an toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thể hiện qua những nội dung nào?
- Những đối tượng nào có trách nhiệm phối hợp trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
- Công tác bảo đảm an ninh, an toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được triển khai thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Công tác phối hợp để bảo đảm an ninh, an toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thể hiện qua những nội dung nào?
Những đối tượng nào có trách nhiệm phối hợp trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 04/2015/TTLT-BCA-BNNPTNT quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
Thông tư liên tịch này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Công an; Công an và Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo đó, trách nhiệm phối hợp trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc về những đối tượng sau đây:
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Công an;
- Công an và Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Những đối tượng nào có trách nhiệm phối hợp trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn? (Hình từ Internet)
Công tác bảo đảm an ninh, an toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được triển khai thực hiện theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 3 Thông tư liên tịch 04/2015/TTLT-BCA-BNNPTNT quy định như sau:
Nguyên tắc phối hợp
1. Chấp hành đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và đảm bảo an ninh, an toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Phối hợp công tác giữa hai Bộ phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất thúc đẩy sự phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được bền vững, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Nội dung các chương trình, kế hoạch, thông tin trao đổi, phối hợp phải được thống nhất từ Trung ương đến địa phương; khi quyết định giải quyết, xử lý những vấn đề liên quan cần có sự trao đổi, thống nhất trước theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch này.
Theo đó, công tác bảo đảm an ninh, an toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được triển khai thực hiện theo những nguyên tắc sau:
- Chấp hành đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và đảm bảo an ninh, an toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Phối hợp công tác giữa hai Bộ phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất thúc đẩy sự phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được bền vững, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nội dung các chương trình, kế hoạch, thông tin trao đổi, phối hợp phải được thống nhất từ Trung ương đến địa phương; khi quyết định giải quyết, xử lý những vấn đề liên quan cần có sự trao đổi, thống nhất trước theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch 04/2015/TTLT-BCA-BNNPTNT.
Công tác phối hợp để bảo đảm an ninh, an toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thể hiện qua những nội dung nào?
Theo Điều 5 Thông tư liên tịch 04/2015/TTLT-BCA-BNNPTNT, công tác phối hợp để bảo đảm an ninh, an toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thể hiện qua những nội dung sau đây:
- Tổ chức quán triệt, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của Bộ Công an về công tác bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm an ninh, an toàn các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Triển khai các kế hoạch bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế; thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước; Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuyên truyền, giáo dục ý thức phòng ngừa, đấu tranh chống âm mưu, hoạt động phá hoại nội bộ, phá hoại kinh tế; quản lý và bố trí đội ngũ cán bộ, công chức làm việc ở các cơ quan, bộ phận trọng yếu, cơ mật.
- Xây dựng, tổ chức diễn tập các phương án phòng, chống cháy nổ; bảo vệ an ninh, an toàn các cơ quan, doanh nghiệp, dự án, công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; tổ chức các lớp bồi dưỡng, huấn luyện pháp luật, nghiệp vụ, võ thuật... không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt cho lực lượng bảo vệ chuyên trách và bán chuyên trách.
- Trao đổi thông tin về những vụ việc có dấu hiệu nghi vấn hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, lấy cắp bí mật nhà nước, phá hoại nội bộ, phá hoại kinh tế; tình hình tự diễn biến, tự chuyển hóa nội bộ; tiêu cực, tham nhũng, mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ...
- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, an toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chơi tài xỉu bị phạt bao nhiêu tiền? Chơi tài xỉu từ 5 triệu đồng trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
- Xe ưu tiên gồm những xe nào? Có bắt buộc phải nhường đường cho xe ưu tiên? Vượt đèn đỏ nhường xe ưu tiên có bị phạt không?
- Khu công nghiệp sinh thái cần đáp ứng những nội dung nào khi xem xét điều kiện của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng?
- 3 Nội dung hợp tác quốc tế về tài nguyên nước? Ai có quyền chủ trì các hoạt động hợp tác quốc tế về tài nguyên nước?
- Hội trường Thống Nhất là Dinh Độc Lập đúng không? Lễ Kỷ niệm cấp quốc gia 30 4 diễn ra ở Hội trường Thống Nhất?