Công tác kiểm tra tuyến đường thủy nội địa nhằm mục đích gì? Trình tự thực hiện và yêu cầu đối với công tác kiểm tra tuyến đường thủy nội địa được quy định như thế nào?

Cho em hỏi công tác kiểm tra tuyến đường thủy nội địa nhằm mục đích gì? Trình tự thực hiện và yêu cầu đối với công tác kiểm tra tuyến đường thủy nội địa được quy định như thế nào? Trên đây là câu hỏi của bạn Thanh Ngọc (Đà Nẵng).

Công tác kiểm tra tuyến đường thủy nội địa nhằm mục đích gì?

Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải theo khoản 4 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004.

Theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392:2017 quy định về nội dung công tác kiểm tra tuyến đường thủy nội địa.

Theo đó, nội dung công tác kiểm tra tuyến đường thủy nội địa gồm:

- Kiểm tra tuyến thường xuyên;

- Kiểm tra tuyến định kỳ;

- Kiểm tra tuyến đột xuất.

Căn cứ theo tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392:2017 quy định về mục đích công tác kiểm tra tuyến đường thủy nội địa như sau:

Công tác kiểm tra, bảo dưỡng ĐTNĐ
6.1 Công tác kiểm tra tuyến
6.1.1 Mục đích
Kiểm tra tuyến để phát hiện những thay đổi trên tuyến luồng so với lần kiểm tra trước như: thay đổi luồng chạy tàu, thay đổi kích thước luồng, xuất hiện bãi cạn, vật chướng ngại, báo hiệu thay đổi (hỏng, nghiêng, đổ, sai vị trí....), xuất hiện các hoạt động bất thường khác trên luồng và hành lang bảo vệ luồng. Trên cơ sở phát hiện những thay đổi đó, đơn vị bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ có giải pháp khắc phục tại chỗ hoặc có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến luồng, đồng thời báo cáo để có biện pháp xử lý.
- Kiểm tra tuyến thường xuyên là thực hiện công tác kiểm tra tuyến, kết hợp thực hiện công tác bảo dưỡng báo hiệu trên tuyến;
- Kiểm tra tuyến định kỳ là hàng tháng thực hiện kiểm tra tuyến, đồng thời nghiệm thu tuyến và công tác bảo dưỡng thường xuyên;
- Kiểm tra tuyến đột xuất là thực hiện kiểm tra, đánh giá thiệt hại do tình huống đột xuất gây mất an toàn giao thông ĐTNĐ.
...

Theo đó, kiểm tra tuyến để phát hiện những thay đổi trên tuyến luồng so với lần kiểm tra trước như: thay đổi luồng chạy tàu, thay đổi kích thước luồng, xuất hiện bãi cạn, vật chướng ngại, báo hiệu thay đổi (hỏng, nghiêng, đổ, sai vị trí....), xuất hiện các hoạt động bất thường khác trên luồng và hành lang bảo vệ luồng.

Trên cơ sở phát hiện những thay đổi đó, đơn vị bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa có giải pháp khắc phục tại chỗ hoặc có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến luồng, đồng thời báo cáo để có biện pháp xử lý.

Công tác kiểm tra tuyến đường thủy nội địa (Hình từ Internet)

Trình tự thực hiện công tác kiểm tra tuyến đường thủy nội địa được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 6.1.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392:2017 về trình tự thực hiện công tác kiểm tra tuyến đường thủy nội địa như sau:

Công tác kiểm tra, bảo dưỡng ĐTNĐ
6.1 Công tác kiểm tra tuyến
...
6.1.2 Trình tự thực hiện
- Công tác chuẩn bị: người phụ trách kiểm tra tuyến kiểm tra phương tiện, bố trí đủ công nhân, trang thiết bị, vật tư và sổ ghi chép phục vụ cho kiểm tra tuyến và thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên báo hiệu trên tuyến;
- Nổ máy đưa phương tiện ra luồng;
- Hành trình trên tuyến theo vòng khép kín, đo đạc và ghi chép những vấn đề liên quan đến luồng tuyến; kết hợp thực hiện công tác bảo dưỡng ĐTNĐ;
- Đưa phương tiện về bến;
- Tắt máy, vệ sinh phương tiện, kết thúc công việc;
- Nội nghiệp, báo cáo theo quy định.
Chú ý: hành trình kiểm tra tuyến đã bao gồm hành trình dọc tuyến đi đến vị trí bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ trong trình tự thực hiện các công tác bảo dưỡng.

Theo đó, trình tự thực hiện thả phao trong công tác bảo dưỡng báo hiệu đường thủy nội địa được thực hiện như trên.

Yêu cầu đối với công tác kiểm tra tuyến đường thủy nội địa được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 6.1.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392:2017 về yêu cầu và quy định của công tác kiểm tra tuyến đường thủy nội địa.

Theo đó, yêu cầu đối với công tác kiểm tra tuyến đường thủy nội địa như sau:

- Kiểm tra tình hình tuyến luồng; đo đạc hiện trạng luồng chạy tàu được thể hiện bằng các chuẩn tắc luồng: R, B, h, T;

- Kiểm tra, kết hợp thực hiện công tác sơn hoặc bảo dưỡng báo hiệu;

- Kiểm tra, đo đạc hiện trạng các công trình kè chỉnh trị;

- Kiểm tra, xác định khu vực khan cạn trên tuyến;

- Kiểm tra, phát hiện các hoạt động trên luồng và hành lang luồng chạy tàu;

- Đề xuất biện pháp xử lý để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến, điều chỉnh báo hiệu phù hợp luồng lạch;

- Các tình huống trên hành trình kiểm tra tuyến phải ghi chép đầy đủ vào nhật ký kiểm tra tuyến và lập hồ sơ theo dõi, báo cáo theo mẫu quy định.

Đường thuỷ nội địa TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chi cục Đường thuỷ nội địa khu vực là cơ quan gì? Chi cục trưởng Chi cục Đường thủy nội địa khu vực do ai bổ nhiệm?
Pháp luật
Hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Xây nhà, làm nhà nổi trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa được không? Có bị xử phạt không?
Pháp luật
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là tổ chức thực hiện việc đăng ký và quản lý các phương tiện đường thủy nội địa có đúng không?
Pháp luật
Mức phạt vi phạm về thiết lập, bảo trì báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định pháp luật hiện hành như thế nào?
Pháp luật
Thuyền trưởng tàu thủy nội địa không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường bị phạt thế nào?
Pháp luật
Kinh phí bảo trì luồng đường thủy nội địa, giá trị sản phẩm tận thu được xác định như thế nào?
Pháp luật
Các phương tiện khi tham gia giao thông đường thủy nội địa muốn vượt nhau thì cần tuân thủ nguyên tắc gì?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị đăng ký phương tiện đang khai thác trên đường thủy nội địa lần đầu và thủ tục đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện đang khai thác trên đường thủy nội địa?
Pháp luật
Tàu vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa phải đảm bảo các quy định an toàn như thế nào? Việc cứu nạn do tai nạn trên đường thủy nội địa phải đảm bảo các nguyên tắc gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đường thuỷ nội địa
1,086 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đường thuỷ nội địa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào