Công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngành Thuế hướng tới mục tiêu gì? Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngành Thuế cho những đối tượng nào?

Cho tôi hỏi công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngành Thuế hướng tới mục tiêu gì? Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngành Thuế cho những đối tượng nào? Thực hiện đào tạo bồi dưỡng thông qua hình thức nào? Câu hỏi của anh Minh (Long An).

Công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngành Thuế hướng tới mục tiêu gì?

Theo Điều 4 Quy chế tổ chức, hoạt động và quản lý tài chính của Trường Nghiệp vụ Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 499/QĐ-TCT năm 2019 như sau:

Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng
1. Trang bị cho công chức, viên chức ngành Thuế kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về thuế, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử và các kiến thức khác phục vụ cho công tác quản lý thuế;
2. Cập nhật và trang bị cho người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân khác các kiến thức liên quan đến lĩnh vực thuế.

Theo đó, mục tiêu đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngành Thuế là:

- Trang bị cho công chức, viên chức ngành Thuế kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về thuế, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử và các kiến thức khác phục vụ cho công tác quản lý thuế;

- Cập nhật và trang bị cho người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân khác các kiến thức liên quan đến lĩnh vực thuế.

đào tạo bồi dưỡng

Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngành Thuế (Hình từ Internet)

Tiến hành đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngành Thuế cho những đối tượng nào?

Theo Điều 5 Quy chế tổ chức, hoạt động và quản lý tài chính của Trường Nghiệp vụ Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 499/QĐ-TCT năm 2019 như sau:

Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng
1. Công chức, viên chức thuộc ngành Thuế, gồm:
- Công chức lãnh đạo và công chức thuộc diện quy hoạch chức danh lãnh đạo các cấp trong ngành Thuế;
- Công chức, viên chức; công chức tập sự; viên chức tập sự làm việc trong các bộ phận thuộc cơ quan Thuế các cấp;
- Công chức, công chức tập sự làm việc tại cơ quan Thuế các cấp.
2. Các tổ chức, cá nhân ngoài ngành Thuế, gồm:
- Tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế ủy nhiệm thu; tổ chức, cá nhân tham gia quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
- Người nộp thuế, tổ chức, cá nhân hoạt động hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế;
- Các đối tượng khác.

Theo đó, tiến hành đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngành Thuế cho những đối tượng sau đây:

- Công chức, viên chức thuộc ngành Thuế, gồm:

+ Công chức lãnh đạo và công chức thuộc diện quy hoạch chức danh lãnh đạo các cấp trong ngành Thuế;

+ Công chức, viên chức; công chức tập sự; viên chức tập sự làm việc trong các bộ phận thuộc cơ quan Thuế các cấp;

+ Công chức, công chức tập sự làm việc tại cơ quan Thuế các cấp.

- Các tổ chức, cá nhân ngoài ngành Thuế, gồm:

+ Tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế ủy nhiệm thu; tổ chức, cá nhân tham gia quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế;

+ Người nộp thuế, tổ chức, cá nhân hoạt động hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế;

+ Các đối tượng khác.

Công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngành Thuế bao gồm những nội dung nào?

Theo khoản 1 Điều 6 Quy chế tổ chức, hoạt động và quản lý tài chính của Trường Nghiệp vụ Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 499/QĐ-TCT năm 2019 như sau:

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của Tổng cục Thuế
1. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng:
- Đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử của công chức, viên chức thuế;
- Các kiến thức pháp luật về thuế;
- Kiến thức và kỹ năng quản lý thuế;
- Kiến thức tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế;
- Các kiến thức kinh tế, tài chính, kế toán, pháp luật và các kiến thức khác có liên quan đến quản lý thuế;
- Các kiến thức theo tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức;
- Kiến thức và kỹ năng lãnh đạo quản lý.
...

Theo đó, công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngành Thuế bao gồm những nội dung sau đây:

- Đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử của công chức, viên chức thuế;

- Các kiến thức pháp luật về thuế;

- Kiến thức và kỹ năng quản lý thuế;

- Kiến thức tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế;

- Các kiến thức kinh tế, tài chính, kế toán, pháp luật và các kiến thức khác có liên quan đến quản lý thuế;

- Các kiến thức theo tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức;

- Kiến thức và kỹ năng lãnh đạo quản lý.

Thực hiện đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngành Thuế thông qua hình thức nào?

Theo khoản 2 Điều 6 Quy chế tổ chức, hoạt động và quản lý tài chính của Trường Nghiệp vụ Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 499/QĐ-TCT năm 2019 như sau:

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của Tổng cục Thuế
...
2. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng:
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: tập trung, tại chức, từ xa phù hợp với từng nội dung và đối tượng đào tạo.
...

Theo đó, Tổng cục thuế có trách nhiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngành thuế cho các đối tượng theo quy định theo các hình thức: tập trung, tại chức, từ xa phù hợp với từng nội dung và đối tượng đào tạo.

Bồi dưỡng nghiệp vụ ngành Thuế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngành Thuế hướng tới mục tiêu gì? Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngành Thuế cho những đối tượng nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bồi dưỡng nghiệp vụ ngành Thuế
1,167 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bồi dưỡng nghiệp vụ ngành Thuế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bồi dưỡng nghiệp vụ ngành Thuế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào