Công tác cứu nạn đường bộ trên quốc lộ phải được tiến hành khẩn trương, kịp thời theo phương châm nào?
Công tác cứu nạn đường bộ trên quốc lộ phải được tiến hành khẩn trương, kịp thời theo phương châm thế nào?
Theo khoản 1 Điều 2 Quy chế tạm thời hoạt động phối hợp cứu nạn trên quốc lộ tại các Cục Quản lý đường bộ ban hành kèm theo Quyết định 962/QĐ-TCĐBVN năm 2015 quy định như sau:
Nguyên tắc hoạt động, phối hợp cứu nạn.
1. Công tác cứu nạn phải được tiến hành khẩn trương, kịp thời theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ). Sử dụng mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động cứu nạn, ưu tiên các hoạt động cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.
2. Chủ động xây dựng các phương án, kịch bản sẵn sàng sử dụng phương tiện, trang thiết bị phù hợp cho hoạt động cứu nạn.
3. Đảm bảo sự chỉ đạo, chỉ huy, điều hành tập trung, thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong suốt quá trình tổ chức thực hiện.
4. Khi sự cố thiên tai, tai nạn, thảm họa xảy ra liên quan trên quốc lộ tại địa bàn do Cục QLĐB quản lý, Ban chỉ huy sẽ là đầu mối tổ chức thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, và chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tại địa phương để đảm bảo công tác cứu nạn kịp thời và hiệu quả.
5. Trong trường hợp công tác cứu nạn vượt quá khả năng thì Ban chỉ huy báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam để được hỗ trợ.
6. Bảo đảm an toàn tối đa cho lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tham gia hoạt động cứu nạn.
7. Tham gia hoạt động trật tự an toàn giao thông trên quốc lộ.
Theo đó, công tác cứu nạn đường bộ trên quốc lộ phải được tiến hành khẩn trương, kịp thời theo phương châm “bốn tại chỗ”:
- Chỉ huy tại chỗ;
- Lực lượng tại chỗ;
- Phương tiện, vật tư tại chỗ;
- Hậu cần tại chỗ.
Sử dụng mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động cứu nạn, ưu tiên các hoạt động cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.
Cơ quan nào là đầu mối thông tin về công tác cứu nạn đường bộ trên quốc lộ?
Theo Điều 4 Quy chế tạm thời hoạt động phối hợp cứu nạn trên quốc lộ tại các Cục Quản lý đường bộ ban hành kèm theo Quyết định 962/QĐ-TCĐBVN năm 2015 quy định như sau:
Chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ huy:
a) Tổ chức thực hiện công tác phòng chống thiên tai và cứu nạn, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên quốc lộ; phối hợp công tác cứu nạn trên địa bàn Cục Quản lý đường bộ quản lý.
b) Quản lý, duy trì hoạt động của xe máy, thiết bị để sẵn sàng thực hiện công tác cứu nạn;
c) Lập kế hoạch, quyết toán nguồn kinh phí và quản lý các nguồn thu, chi hợp pháp liên quan cứu nạn;
d) Tổ chức đào tạo chuyên môn phòng chống thiên tai, cứu nạn và diễn tập công tác cứu nạn;
đ) Là đầu mối thông tin về công tác cứu nạn; tổng hợp báo cáo kết quả cho lãnh đạo Tổng cục ĐBVN.
Theo quy định nêu trên thì Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn là đầu mối thông tin về công tác cứu nạn đường bộ trên quốc lộ.
Theo khoản 1 Điều 3 Quy chế tạm thời hoạt động phối hợp cứu nạn trên quốc lộ tại các Cục Quản lý đường bộ ban hành kèm theo Quyết định 962/QĐ-TCĐBVN năm 2015 quy định về Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn như sau:
Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
1. Hình thức tổ chức: Cục Quản lý đường bộ tổ chức Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (sau đây gọi là Ban chỉ huy) với hình thức như sau: Là tổ chức kiêm nhiệm, được sử dụng con dấu và tài khoản của Cục Quản lý đường bộ để giao dịch và được cấp kinh phí để duy trì hoạt động.
...
Công tác cứu nạn đường bộ trên quốc lộ phải được tiến hành khẩn trương, kịp thời theo phương châm thế nào? (Hình từ Internet)
Ai trực tiếp điều hành công tác cứu nạn và phối hợp cứu nạn với các địa phương tại hiện trường?
Theo Điều 6 Quy chế tạm thời hoạt động phối hợp cứu nạn trên quốc lộ tại các Cục Quản lý đường bộ ban hành kèm theo Quyết định 962/QĐ-TCĐBVN năm 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Phó trưởng Ban chuyên trách cứu nạn như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó trưởng Ban chuyên trách cứu nạn.
1. Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban và trước pháp luật về công tác cứu nạn được phân công;
2. Xây dựng kế hoạch; chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện theo kế hoạch được duyệt;
3. Trực tiếp điều hành công tác cứu nạn và phối hợp cứu nạn với các địa phương tại hiện trường;
4. Tổ chức quản lý nhân viên, phương tiện, thiết bị hiện có. Đề xuất điều động, phương tiện, thiết bị, nhân lực cứu nạn của Ban để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn (hoặc khi có yêu cầu).
5. Tổ chức công tác huấn luyện, hội thao, diễn tập cứu nạn ứng phó thiên tai, thảm họa thuộc phạm vi Ban chỉ huy quản lý, điều hành.
Theo đó, Phó trưởng Ban chuyên trách cứu nạn trực tiếp điều hành công tác cứu nạn và phối hợp cứu nạn với các địa phương tại hiện trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?