Công nhân quốc phòng công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng chế độ gì?
- Công nhân quốc phòng công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng chế độ gì?
- Phụ cấp, trợ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của công nhân quốc phòng cụ thể thế nào?
- Công nhân quốc phòng có thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn khi hy sinh, từ trần được có thể nhận chế độ trợ cấp tăng thêm?
Công nhân quốc phòng công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng chế độ gì?
Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 19/2017/NĐ-CP quy định về các chế độ cho công nhân quốc phòng công tác ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn như gồm:
"Điều 3. Chế độ tiền lương đối với công nhân quốc phòng
...
2. Công nhân quốc phòng được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp bao gồm:
a) Phụ cấp thâm niên vượt khung;
b) Phụ cấp khu vực;
c) Phụ cấp đặc biệt;
d) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm;
đ) Phụ cấp trách nhiệm công việc;
Điều kiện, thời gian và mức hưởng của các loại phụ cấp tại các điểm a, b, c, d, đ khoản này được thực hiện như quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
e) Phụ cấp công vụ:
- Áp dụng đối với công nhân quốc phòng hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
- Điều kiện, thời gian và mức hưởng phụ cấp công vụ được thực hiện như quy định tại Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ.
g) Phụ cấp, trợ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:
Điều kiện, thời gian và mức hưởng được thực hiện như quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
..."
Theo đó ngoài các chế độ thông thường thì công nhân quốc phòng công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì có thể được phụ cấp, trợ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Công nhân quốc phòng công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng chế độ gì? (Hình từ Internet)
Phụ cấp, trợ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của công nhân quốc phòng cụ thể thế nào?
Hiện nay về chính sách phụ cấp, trợ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP thì công nhân quốc phòng có thể được hưởng:
- Phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- Trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- Trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch
- Trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu
- Thanh toán tiền tàu xe, khi nghỉ hàng năm, nghỉ ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định của pháp luật còn được thanh toán tiền tàu xe đi và về thăm gia đình theo quy định.
- Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
- Phụ cấp ưu đãi theo nghề
Công nhân quốc phòng có thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn khi hy sinh, từ trần được có thể nhận chế độ trợ cấp tăng thêm?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 162/2017/TT-BQP có nêu như sau:
"Điều 7. Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong Quân đội hy sinh, từ trần
...
2. Trường hợp quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trước khi hy sinh, từ trần có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù thì thân nhân hướng dẫn tại khoản 1 Điều này được hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với thời gian tăng thêm do quy đổi theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 151/2016/NĐ-CP và Điều 8, Điều 9 Thông tư này.
..."
Theo đó Điều 7 Nghị định 151/2016/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 7. Chế độ trợ cấp một lần đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù khi thôi phục vụ trong Quân đội hoặc trong thời gian phục vụ Quân đội hy sinh, từ trần
1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù thì được quy đổi thời gian để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, phục viên, thôi việc, chuyển ngành, nghỉ theo chế độ bệnh binh hoặc trong thời gian phục vụ trong Quân đội hy sinh, từ trần theo khoản 5 Điều 40, khoản 4 Điều 41 của Luật, được quy định như sau:
a) Có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu thì thời gian đó được quy đổi theo hệ số 01 năm bằng 01 năm 06 tháng;
b) Có thời gian công tác ở địa bàn có phụ cấp đặc biệt mức 100% hoặc làm nghề, công việc đặc thù quân sự được xếp loại lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian đó được quy đổi theo hệ số 01 năm bằng 01 năm 04 tháng;
c) Có thời gian công tác ở địa bàn có phụ cấp khu vực từ hệ số 0,7 trở lên hoặc làm nghề, công việc đặc thù quân sự được xếp loại lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian đó được quy đổi theo hệ số 01 năm bằng 01 năm 02 tháng.
Trường hợp trong cùng một thời gian công tác, nếu có đủ 02 hoặc 03 điều kiện nêu trên thì chỉ được hưởng theo mức quy đổi cao nhất; thời gian công tác được quy đổi nếu đứt quãng thì được cộng dồn để tính hưởng trợ cấp.
2. Thời gian tăng thêm do quy đổi quy định tại khoản 1 Điều này được tính hưởng chế độ trợ cấp một lần với mức cứ một năm tăng thêm do quy đổi được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi thôi phục vụ trong Quân đội hoặc hy sinh, từ trần."
Theo đó đối với công nhân quốc phòng có thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn khi hy sinh, từ trần thì thân nhân sẽ được nhận thêm 1 khoản trợ cấp 1 lần tăng thêm do quy đổi theo các quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?