Công nghệ dệt trình độ cao đẳng là ngành, nghề như thế nào? Học xong ngành này sau khi tốt nghiệp phải có được tối thiểu những kiến thức nào?
Công nghệ dệt trình độ cao đẳng là ngành, nghề như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 8 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực vật liệu, luyện kim, sản xuất và công nghệ kỹ thuật khác (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 46/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Công nghệ dệt trình độ cao đẳng là ngành, nghề chuyên sản xuất các loại vải và bán sản phẩm phục vụ cho may mặc, thời trang và một số ngành công nghiệp khác, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngành, nghề Công nghệ dệt cần nguyên liệu là xơ, sợi, hóa chất và nhiều thiết bị máy móc như: Máy quấn ống, máy mắc sợi, máy hồ sợi, máy dệt vải và các máy đo, gấp kiểm tra vải, các trang thiết bị điều hòa không khí và an toàn lao động... để sản xuất ra sản phẩm. Mỗi một công đoạn cần có thiết bị máy móc riêng để phục vụ quá trình sản xuất, toàn bộ quá trình sản xuất đi qua các công đoạn gọi là dây chuyền sản xuất vải.
Ngành, nghề Công nghệ dệt làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn, bụi xơ sợi nhiều, có công đoạn còn chịu tác động của hóa chất nên người lao động phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội, rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng, xây dựng ý thức trách nhiệm nghề nghiệp.
Người học Công nghệ dệt có thể làm được các vị trí thiết kế sản phẩm, quản lý kỹ thuật của từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất và trực tiếp vận hành thiết bị tạo ra sản phẩm; giới thiệu, quảng cáo, tư vấn và kinh doanh các sản phẩm vải.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.450 giờ (tương đương 84 tín chỉ).
Theo đó, công nghệ dệt trình độ cao đẳng là ngành, nghề chuyên sản xuất các loại vải và bán sản phẩm phục vụ cho may mặc, thời trang và một số ngành công nghiệp khác, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngành công nghệ dệt (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ dệt trình độ cao đẳng thì người học phải đạt được tối thiểu những kiến thức nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 46/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kiến thức
- Trình bày được các nội dung về: Vẽ kỹ thuật, kỹ thuật điện, thông gió và điều hòa không khí, cơ học ứng dụng, dung sai lắp ghép, an toàn lao động và môi trường;
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm, tính chất các loại xơ, sợi sử dụng trong quá trình dệt vải;
- Trình bày được các vấn đề về vật liệu dệt, công nghệ kéo sợi, dệt vải, hóa nhuộm và xử lý hoàn tất sản phẩm dệt;
- Trình bày được về chất lượng sản phẩm và phương pháp quản trị một xưởng sản xuất trong dây chuyền dệt vải theo cơ chế thị trường;
- Phân tích được công nghệ cơ bản của các công đoạn sản xuất trong dây chuyền dệt vải;
- Xác định được mức tiêu hao nguyên liệu, mức nhân công, năng suất các máy trong dây chuyền dệt;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ dệt trình độ cao đẳng thì người học phải đạt được tối thiểu những kiến thức như sau:
- Trình bày được các nội dung về: Vẽ kỹ thuật, kỹ thuật điện, thông gió và điều hòa không khí, cơ học ứng dụng, dung sai lắp ghép, an toàn lao động và môi trường;
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm, tính chất các loại xơ, sợi sử dụng trong quá trình dệt vải;
- Trình bày được các vấn đề về vật liệu dệt, công nghệ kéo sợi, dệt vải, hóa nhuộm và xử lý hoàn tất sản phẩm dệt;
- Trình bày được về chất lượng sản phẩm và phương pháp quản trị một xưởng sản xuất trong dây chuyền dệt vải theo cơ chế thị trường;
- Phân tích được công nghệ cơ bản của các công đoạn sản xuất trong dây chuyền dệt vải;
- Xác định được mức tiêu hao nguyên liệu, mức nhân công, năng suất các máy trong dây chuyền dệt;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Người học ngành công nghệ dệt trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 46/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ dệt, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
Như vậy, người học ngành công nghệ dệt trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?