Công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển như thế nào? Những lĩnh vực công nghệ nào được ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ cao?

Cho tôi hỏi công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển như thế nào? Có được thực hiện hành vi giả mạo để được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước trong hoạt động công nghệ cao? Những lĩnh vực công nghệ nào được ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ cao? Mong được giải đáp. Đây là câu hỏi của Lưu Thành đến từ Bến Tre.

Công nghệ cao được hiểu như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Công nghệ cao 2008 quy định như sau:

Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.

Theo đó, công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Công nghệ cao được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại và tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường.

Đồng thời, công nghệ cao có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.

Công nghệ cao

Công nghệ cao (Hình từ Internet)

Có được thực hiện hành vi giả mạo để được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước trong hoạt động công nghệ cao?

Căn cứ khoản 5 Điều 8 Luật Công nghệ cao 2008 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động công nghệ cao, cụ thể như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Lợi dụng hoạt động công nghệ cao gây phương hại đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Thực hiện hoạt động công nghệ cao gây hậu quả xấu đến sức khỏe, tính mạng con người, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; hủy hoại môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
3. Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về công nghệ cao.
4. Tiết lộ, cung cấp trái pháp luật bí mật về công nghệ cao.
5. Giả mạo, gian dối để được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước trong hoạt động công nghệ cao.
6. Cản trở trái pháp luật hoạt động công nghệ cao.

Đối chiếu quy định trên, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động công nghệ cao bao gồm:

- Lợi dụng hoạt động công nghệ cao gây phương hại đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Thực hiện hoạt động công nghệ cao gây hậu quả xấu đến sức khỏe, tính mạng con người, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; hủy hoại môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

- Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về công nghệ cao.

- Tiết lộ, cung cấp trái pháp luật bí mật về công nghệ cao.

- Giả mạo, gian dối để được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước trong hoạt động công nghệ cao.

- Cản trở trái pháp luật hoạt động công nghệ cao.

Do đó, không được thực hiện hành vi giả mạo, gian giối để được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước trong hoạt động công nghệ cao vì hành vi này là hành vi bị nghiêm cấm.

Những lĩnh vực công nghệ nào được ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ cao?

Căn cứ Điều 5 Luật Công nghệ cao 2008 quy định công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển như sau:

Công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển
1. Tập trung đầu tư phát triển công nghệ cao trong các lĩnh vực công nghệ sau đây:
a) Công nghệ thông tin;
b) Công nghệ sinh học;
c) Công nghệ vật liệu mới;
d) Công nghệ tự động hóa.
2. Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, Chính phủ điều chỉnh, bổ sung lĩnh vực công nghệ cần tập trung đầu tư phát triển công nghệ cao quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển trong các lĩnh vực công nghệ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải phù hợp với yêu cầu, xu thế phát triển khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, phát huy lợi thế của đất nước, có tính khả thi và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có tác động mạnh và mang lại hiệu quả lớn đối với sự phát triển của các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;
b) Góp phần hiện đại hóa các ngành sản xuất, dịch vụ hiện có;
c) Là yếu tố quan trọng quyết định việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới có sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và mục tiêu, lộ trình, giải pháp thực hiện.

Theo đó, tập trung đầu tư phát triển công nghệ cao trong các lĩnh vực công nghệ sau đây:

- Công nghệ thông tin;

- Công nghệ sinh học;

- Công nghệ vật liệu mới;

- Công nghệ tự động hóa.

Công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển trong các lĩnh vực công nghệ trên phải phù hợp với yêu cầu, xu thế phát triển khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, phát huy lợi thế của đất nước, có tính khả thi và đáp ứng một trong các điều kiện cụ thể nêu trên.

Công nghệ cao
Chính sách ưu đãi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chính sách ưu đãi đối với trường dân lập, trường tư thục
Pháp luật
Công nghệ cao có vai trò thế nào đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới theo quy định?
Pháp luật
Nhân lực công nghệ cao là gì? Chính sách về nhân lực công nghệ cao đối với hoạt động công nghệ cao?
Pháp luật
06 hành vi trong hoạt động công nghệ cao bị pháp luật nghiêm cấm? Nhà nước có hợp tác quốc tế về công nghệ cao hay không?
Pháp luật
Hoạt động đào tạo nhân lực công nghệ cao trong nghiên cứu và phát triển công nghệ cao được gắn liền với hoạt động nào?
Pháp luật
IO Link wireless có thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật hay không?
Pháp luật
Hồ sơ xác nhận dự án đầu tư đáp ứng nguyên tắc hoạt động công nghệ cao có phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường không?
Pháp luật
Hoạt động công nghệ cao là gì? Nhà nước có những chính sách gì đối với hoạt động công nghệ cao?
Pháp luật
Hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao được ưu đãi, hỗ trợ khi đáp ứng đủ các yếu tố nào?
Pháp luật
Người được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá khi tham quan Dinh Độc lập có được miễn phí vé không?
Pháp luật
Công nghệ cao là gì? Để thu hút nhân lực công nghệ cao, Nhà nước có chính sách ưu đãi đặc biệt gì trong hoạt động hợp tác quốc tế về công nghệ cao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công nghệ cao
2,890 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công nghệ cao Chính sách ưu đãi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công nghệ cao Xem toàn bộ văn bản về Chính sách ưu đãi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào