Công đoàn bộ phận có được bầu Ban thanh tra nhân dân hay không? Số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân là bao nhiêu?
Công đoàn bộ phận có được bầu Ban thanh tra nhân dân hay không?
Căn cứ tại Điều 22 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 22. Tổ chức Ban thanh tra nhân dân
1. Tổ chức Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 72 Luật thanh tra.
2. Ban thanh tra nhân dân có Trưởng ban và các thành viên. Ban thanh tra nhân dân có từ 5 thành viên trở lên được bầu 1 Phó trưởng Ban.
Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban thanh tra nhân dân. Phó trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ. Các thành viên khác của Ban thanh tra nhân dân thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.
3. Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước là hai năm.
4. Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập do Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức bầu ra. Ban thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước do Hội nghị người lao động bầu ra.
5. Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cơ quan nhà nước từ trung ương đến xã, phường, thị trấn, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có tổ chức công đoàn cơ sở."
Theo đó, công đoàn không đương nhiên có quyền bầu ban Thanh tra nhân dân trong doanh nghiệp mà phải là tập thể người lao động (thông qua hội nghị người lao động).
Tuy nhiên, thông thường thì công đoàn cũng sẽ chủ trì việc này.
Ban thanh tra nhân dân
Số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 23 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 23. Số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân
Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có 3 hoặc 5 hoặc 7 hoặc 9 thành viên. Căn cứ vào số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở dự kiến số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân và do Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động quyết định.
Trường hợp cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có tính đặc thù hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh phân tán thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân phù hợp, đảm bảo hoạt động có hiệu quả."
Như vậy, số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có 3 hoặc 5 hoặc 7 hoặc 9 thành viên.
Bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân như thế nào?
Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 24. Bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân
1. Căn cứ vào tiêu chuẩn, số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, Ban chấp hành công đoàn cơ sở giới thiệu danh sách những người ứng cử, danh sách người được đề cử do cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động giới thiệu để tổ chức bầu Ban thanh tra nhân dân.
2. Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân phải đảm bảo có mặt trên 50% số đại biểu được triệu tập; việc bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân được Hội nghị tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín, Người được trúng cử làm thành viên Ban thanh tra nhân dân phải có trên 50% số đại biểu tham dự Hội nghị tín nhiệm và được lựa chọn theo thứ tự số phiếu tín nhiệm từ cao xuống thấp."
Theo đó, căn cứ vào tiêu chuẩn, số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, Ban chấp hành công đoàn cơ sở giới thiệu danh sách những người ứng cử.
Quy định về việc công nhận Ban thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật
Căn cứ tại Điều 25 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 25. Công nhận Ban thanh tra nhân dân
Chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày bầu xong thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức cuộc họp với các thành viên Ban thanh tra nhân dân để bầu Trưởng ban, Phó trưởng ban; ra quyết định công nhận Ban thanh tra nhân dân và thông báo cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước biết."
Như vậy, trên đây là các quy định có liên quan đến việc công nhận Ban thanh tra nhân dân gửi đến bạn đọc tham khảo thêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?