Công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài có những quyền gì và cử công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài quy định như thế nào?
Cử công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 86/2021/NĐ-CP quy định cụ thể:
Cử công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật
1. Cơ quan quản lý trực tiếp tạo điều kiện cho các cá nhân được tham gia các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật tại nước ngoài thông qua việc thúc đẩy hợp tác về giáo dục và nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục, các tổ chức khoa học công nghệ ở nước ngoài.
2. Công dân Việt Nam được phía nước ngoài tiếp nhận hoặc mời đi giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật cần trao đổi với phía nước ngoài để thống nhất cụ thể về nội dung bao gồm:
a) Đối với giảng dạy: Nội dung môn học hoặc chuyên đề, thời gian giảng dạy và trách nhiệm tài chính, bảo hiểm của các bên;
b) Đối với nghiên cứu khoa học: Nội dung nghiên cứu hoặc đề tài nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, thời gian ở nước ngoài và trách nhiệm tài chính, bảo hiểm của các bên;
c) Đối với trao đổi học thuật: Chương trình trao đổi hoặc dự án trao đổi học thuật, cách thức trao đổi, thời gian ở nước ngoài và trách nhiệm tài chính, bảo hiểm của các bên.
3. Cơ quan quản lý trực tiếp ra quyết định cử công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật. Trong trường hợp cơ quan quản lý trực tiếp không đủ thẩm quyền ra quyết định thì phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền để ra quyết định cử công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật.
Như vậy, cử công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài được pháp luật quy định như sau:
- Cơ quan quản lý trực tiếp tạo điều kiện cho các cá nhân được tham gia các hoạt động trao đổi học thuật tại nước ngoài thông qua việc thúc đẩy hợp tác về giáo dục và trao đổi học thuật với các cơ sở giáo dục, các tổ chức khoa học công nghệ ở nước ngoài.
- Công dân Việt Nam được phía nước ngoài tiếp nhận hoặc mời đi trao đổi học thuật cần trao đổi với phía nước ngoài để thống nhất cụ thể về nội dung đối với trao đổi học thuật gồm:
Chương trình trao đổi hoặc dự án trao đổi học thuật, cách thức trao đổi, thời gian ở nước ngoài và trách nhiệm tài chính, bảo hiểm của các bên.
- Cơ quan quản lý trực tiếp ra quyết định cử công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài.
Trong trường hợp cơ quan quản lý trực tiếp không đủ thẩm quyền ra quyết định thì phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền để ra quyết định cử công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài.
Công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài (Hình từ Internet)
Công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Tại Điều 17 Nghị định 86/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn đối với công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật
1. Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt (do cơ quan quản lý trực tiếp xác nhận).
2. Không trong thời gian bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Có trình độ, năng lực phù hợp với nội dung, chương trình tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật tại nước ngoài.
4. Đáp ứng các yêu cầu khác của chương trình tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật tại nước ngoài.
5. Được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý cử ra nước ngoài.
Theo đó, công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt (do cơ quan quản lý trực tiếp xác nhận).
- Không trong thời gian bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Có trình độ, năng lực phù hợp với nội dung, chương trình tham gia trao đổi học thuật tại nước ngoài.
- Đáp ứng các yêu cầu khác của chương trình tham gia trao đổi học thuật tại nước ngoài.
- Được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý cử ra nước ngoài.
Công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài có những quyền gì?
Tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 86/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật
1. Quyền của công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật
a) Được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận, pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian giảng dạy, nghiên cứu và trao đổi học thuật ở nước ngoài;
b) Được chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận;
c) Trong trường hợp là người của cơ quan, tổ chức có hưởng ngân sách nhà nước thì được hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác trên cơ sở thống nhất với cơ quan quản lý trực tiếp và được cơ quan cử đi tiếp nhận quay trở lại công tác sau khi hoàn thành công việc ở nước ngoài.
...
Theo đó, công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài có những quyền sau:
- Được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận, pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian trao đổi học thuật tại nước ngoài.
- Được chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận;
- Trong trường hợp là người của cơ quan, tổ chức có hưởng ngân sách nhà nước thì được hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác trên cơ sở thống nhất với cơ quan quản lý trực tiếp và được cơ quan cử đi tiếp nhận quay trở lại công tác sau khi hoàn thành công việc ở nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?