Công dân Việt Nam được phép mang 2 quốc tịch không? Người Việt Nam ở nước ngoài khi trở về Việt Nam có được cấp căn cước công dân không?
Công dân Việt Nam có được phép mang 2 quốc tịch không?
Về nguyên tắc, công dân nếu nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài (chỉ được mang một quốc tịch Việt Nam) theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 về điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam như sau:
Điều 19. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam
1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.
4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
5. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam.
Công dân Việt Nam có thể mang 2 quốc tịch trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nào công dân Việt Nam được phép mang 2 quốc tịch?
- Trường hợp trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng vẫn được giữ quốc tịch nước ngoài
Căn cứ tại khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định như sau:
Điều 23. Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam
5. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 (Sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014) quy định như sau:
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.
- Trường hợp nhập quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài.
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định trường hợp nhập quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài nếu được Chủ tịch nước cho phép bao gồm:
+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Trường hợp trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi.
Căn cứ khoản 1 Điều 37 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định trường hợp trẻ em là công dân Việt Nam nếu được nhận làm con nuôi bởi người nước ngoài thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
Công dân Việt Nam được phép mang 2 quốc tịch không?
Tải trọn bộ các văn bản về việc công dân Việt Nam mang 2 quốc tịch: Tải về
Người Việt Nam đã thôi quốc tịch, sống tại nước ngoài nay trở về nước thì có được cấp căn cước công dân không?
Căn cứ Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định đối tượng được cấp căn cước công dân như sau:
Điều 19. Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân
1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.
Như vậy chỉ cần là công dân Việt Nam từ 14 tuổi sẽ được cấp CCCD.
Tuy nhiên đối với trường hợp bạn chị đã thôi quốc tịch Việt Nam, cũng không có quốc tịch Trung Quốc. Theo đó được xác định là người không quốc tịch theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Quốc tịch 2008. Trường hợp người Việt Nam không có quốc tịch thì phải xin trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch thì mới được cấp CCCD.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?