Công dân nam cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu thì không phải đi nghĩa vụ quân sự theo quy định mới nhất?
Độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự của công dân nam là bao nhiêu?
Độ tuổi gọi nhập ngũ được quy định theo Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:
Độ tuổi gọi nhập ngũ
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Như vậy, độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự là công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi đối với trường hợp thông thông thường.
Còn đối với trường hợp đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ do đang được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học thì độ tuổi gọi nhập ngũ của công dân nam đến hết 27 tuổi.
Công dân nam cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu thì không phải đi nghĩa vụ quân sự theo quy định mới nhất?
Tiêu chuẩn sức khỏe để tuyển quân nhập ngũ được quy định theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP như sau:
Tiêu chuẩn tuyển quân
...
3. Tiêu chuẩn sức khỏe:
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
...
Căn cứ theo Mục 1 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) quy định như sau:
Theo quy định hiện nay thì chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, loại 2 và loại 3 nhập ngũ.
Công dân nam cần phải đáp ứng cả 03 tiêu chí về chiều cao, cân nặng, số đo vòng ngực nêu trên (Có sức khỏe từ loại 3 trở lên) thì mới có khả năng tham gia nghĩa quân sự.
Đối với nam cao dưới 1m57, cân nặng dưới 43 kg, vòng ngực dưới 75 cm thì sẽ có sức khỏe loại 4 trở xuống, sẽ không đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn về thể lực để tham gia nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, chỉ cần công dân nam cao dưới 1m57 (không cần biết 02 tiêu chuẩn còn lại) thì sẽ không phải tham gia nghĩa vụ quân sự (do được xác định là có sức khỏe loại 4).
Lưu ý: Chỉ xét đến chỉ số BMI khi có sự mất cân đối với về chiều cao và cân nặng (quá béo hoặc quá gầy) khi đã đạt từ sức khỏe loại 3 trở lên, trường hợp có sức khỏe loại 4 thì không cần phải xem xét đến chỉ số này.
Chỉ số BMI (Body Mass Index) là chỉ số khối cơ thể đánh giá mối tương quan giữa chiều cao và cân nặng:
BMI = Cân nặng (kg) : [Chiều cao (m)] ^ 2
Chỉ số BMI được xem xét trong trường hợp đủ tiêu chuẩn về thể lực, nhưng có sự mất cân đối giữa chiều cao và cân nặng: không nhận những trường hợp có chỉ số BMI ≥ 30.
Trước đây, căn cứ Mục I Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực, bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) quy định về tiêu chuẩn phân loại theo thể lực như sau:
Công dân nam cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu thì không phải đi nghĩa vụ quân sự theo quy định mới nhất? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào được miễn đi nghĩa vụ quân sự?
Trường hợp được miễn đi nghĩa vụ quân sự quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 như sau:
Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ
...
2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
...
Như vậy, miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
+ Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
+ Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
+ Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
+ Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
+ Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?