Công cụ chuyển nhượng được tái chiết khấu khi nào? Và việc tái chiết khấu được thực hiện bằng những phương thức nào?
Công cụ chuyển nhượng được tái chiết khấu khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 18/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Công cụ chuyển nhượng được tái chiết khấu
1. Công cụ chuyển nhượng được tái chiết khấu khi:
a) Đã được bên được tái chiết khấu thực hiện chiết khấu đối với khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng;
b) Thuộc sở hữu hợp pháp của bên được tái chiết khấu, được phép giao dịch theo quy định của pháp luật, không có tranh chấp, không trong tình trạng đang được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ khác;
c) Chưa đến hạn thanh toán;
d) Còn nguyên vẹn, không tẩy xóa, sửa chữa.
2. Bên tái chiết khấu có quyền yêu cầu bên được tái chiết khấu cung cấp các thông tin, tài liệu để chứng minh công cụ chuyển nhượng được tái chiết khấu theo quy định tại khoản 1 Điều này. Bên được tái chiết khấu có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu về công cụ chuyển nhượng theo yêu cầu của bên tái chiết khấu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thông tin, tài liệu.
Theo đó, công cụ chuyển nhượng được tái chiết khấu khi:
- Đã được bên được tái chiết khấu thực hiện chiết khấu đối với khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng;
- Thuộc sở hữu hợp pháp của bên được tái chiết khấu, được phép giao dịch theo quy định của pháp luật, không có tranh chấp, không trong tình trạng đang được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ khác;
- Chưa đến hạn thanh toán;
- Còn nguyên vẹn, không tẩy xóa, sửa chữa.
Tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng (Hình từ Internet)
Tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 18/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Nguyên tắc tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng khi trong Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) cấp có nội dung hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng theo quy định tại Thông tư này, phù hợp quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Các công cụ chuyển nhượng và quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài, các bên thực hiện theo quy định tại Thông tư này, Luật Các tổ chức tín dụng, quy định về áp dụng điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế trong quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài tại Luật Các công cụ chuyển nhượng và quy định của pháp luật về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng bằng ngoại tệ phù hợp với phạm vi hoạt động ngoại hối được phép của từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Như vậy, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng được thực hiện dựa trên những nguyên tắc sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng khi trong Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) cấp có nội dung hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng theo quy định tại Thông tư này, phù hợp quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Các công cụ chuyển nhượng và quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài, các bên thực hiện theo quy định tại Thông tư này, Luật Các tổ chức tín dụng, quy định về áp dụng điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế trong quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài tại Luật Các công cụ chuyển nhượng và quy định của pháp luật về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng bằng ngoại tệ phù hợp với phạm vi hoạt động ngoại hối được phép của từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng được thực hiện dựa trên những phương thức nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 18/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Phương thức tái chiết khấu
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận, lựa chọn một trong các phương thức tái chiết khấu sau đây:
1. Mua có kỳ hạn công cụ chuyển nhượng là việc bên tái chiết khấu mua và nhận chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng chưa đến hạn thanh toán từ bên được tái chiết khấu, đồng thời bên được tái chiết khấu cam kết sẽ mua lại công cụ chuyển nhượng đó sau một khoảng thời gian được xác định theo thỏa thuận tái chiết khấu.
2. Mua có bảo lưu quyền truy đòi công cụ chuyển nhượng là việc bên tái chiết khấu mua và nhận chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng chưa đến hạn thanh toán từ bên được tái chiết khấu; bên được tái chiết khấu phải có trách nhiệm thanh toán cho bên tái chiết khấu số tiền còn thiếu theo thỏa thuận trong trường hợp bên tái chiết khấu không nhận được đầy đủ số tiền được thanh toán từ người có trách nhiệm thanh toán công cụ chuyển nhượng đó.
Do đó, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng được thực hiện dựa trên những phương thức được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?