Công chứng viên đã được miễn nhiệm theo nguyện vọng thì có được đề nghị bổ nhiệm lại hay không?
Công chứng viên có được miễn nhiệm theo nguyện vọng không?
Việc công chứng viên có được miễn nhiệm theo nguyện vọng không, theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Công chứng 2014 như sau:
Miễn nhiệm công chứng viên
1. Công chứng viên được miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân hoặc chuyển làm công việc khác.
Công chứng viên nộp đơn đề nghị miễn nhiệm tại Sở Tư pháp ở nơi mình đăng ký hành nghề. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị miễn nhiệm của công chứng viên, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị kèm theo đơn đề nghị miễn nhiệm của công chứng viên gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
...
Theo quy định trên, công chứng viên được miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân bằng việc nộp đơn đề nghị miễn nhiệm tại Sở Tư pháp ở nơi mình đăng ký hành nghề.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị miễn nhiệm của công chứng viên thì Sở Tư pháp có văn bản đề nghị kèm theo đơn đề nghị miễn nhiệm của công chứng viên gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Công chứng viên đã được miễn nhiệm theo nguyện vọng thì có được đề nghị bổ nhiệm lại hay không? (Hình từ Internet)
Thời hạn để công chứng viên được miễn nhiệm theo nguyện vọng là bao lâu?
Quy định thời hạn để công chứng viên được miễn nhiệm theo nguyện vọng tại khoản 4 Điều 15 Luật Công chứng 2014 như sau:
Miễn nhiệm công chứng viên
...
3. Sở Tư pháp có trách nhiệm rà soát, kiểm tra việc bảo đảm tiêu chuẩn hành nghề của công chứng viên tại địa phương mình.
Khi có căn cứ cho rằng công chứng viên thuộc trường hợp bị miễn nhiệm quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị miễn nhiệm công chứng viên kèm theo các tài liệu liên quan làm căn cứ cho việc đề nghị miễn nhiệm gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn nhiệm công chứng viên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định việc miễn nhiệm công chứng viên.
Như đã phân tích ở trên, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị miễn nhiệm của công chứng viên thì Sở Tư pháp sẽ có văn bản đề nghị kèm theo đơn đề nghị của công chứng viên gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Sau đó Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định việc miễn nhiệm công chứng viên trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn nhiệm công chứng viên.
Công chứng viên đã được miễn nhiệm theo nguyện vọng thì có được đề nghị bổ nhiệm lại hay không?
Việc công chứng viên đã được miễn nhiệm theo nguyện vọng thì có được đề nghị bổ nhiệm lại không, theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Công chứng 2014 như sau:
Bổ nhiệm lại công chứng viên
1. Người được miễn nhiệm công chứng viên theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi có đề nghị bổ nhiệm lại.
2. Người bị miễn nhiệm công chứng viên theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn công chứng viên quy định tại Điều 8 của Luật này và lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Người bị miễn nhiệm công chứng viên do bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do cố ý, bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc thì không được bổ nhiệm lại công chứng viên.
4. Thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên được thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Luật này. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên gồm:
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
b) Phiếu lý lịch tư pháp;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
d) Bản sao quyết định miễn nhiệm công chứng viên;
đ) Bản sao các giấy tờ chứng minh lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, công chứng viên đã được miễn nhiệm theo nguyện vọng thì có thể đề nghị bổ nhiệm lại, với hồ sơ gồm:
(1) Đơn đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
(2) Phiếu lý lịch tư pháp.
(3) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
(4) Bản sao quyết định miễn nhiệm công chứng viên.
Khi đã gửi hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên thì công chứng viên này có thể được xem xét bổ nhiệm lại theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?