Công chứng viên đã có 03 năm kinh nghiệm hành nghề công chứng có được hướng dẫn người tập sự hay không?
- Công chứng viên đã có 03 năm kinh nghiệm hành nghề công chứng có được hướng dẫn người tập sự hay không?
- Công chứng viên không đáp ứng đủ điều kiện mà hướng dẫn người tập sự hành nghề công chứng sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Chánh Thanh tra Sở Tư pháp có quyền xử phạt đối với công chứng viên không đáp ứng đủ điều kiện mà hướng dẫn tập sự không?
Công chứng viên đã có 03 năm kinh nghiệm hành nghề công chứng có được hướng dẫn người tập sự hay không?
Theo khoản 3 Điều 11 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Tập sự hành nghề công chứng
...
3. Tổ chức hành nghề công chứng phân công công chứng viên hướng dẫn người tập sự.
Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề công chứng. Công chứng viên bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề công chứng thì sau 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật, quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới được hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng. Tại cùng một thời điểm, một công chứng viên không được hướng dẫn nhiều hơn hai người tập sự.
Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải hướng dẫn và chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này.
...
Căn cứ trên quy định công chứng viên được hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề công chứng.
- Đã qua 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật, quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề công chứng.
Như vậy, công chứng viên đã có 03 năm kinh nghiệm hành nghề công chứng được hướng dẫn người tập sự.
Lưu ý: Tại cùng một thời điểm, một công chứng viên không được hướng dẫn nhiều hơn hai người tập sự.
Công chứng viên không đáp ứng đủ điều kiện mà hướng dẫn người tập sự hành nghề công chứng sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo điểm i khoản 2 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng không đúng quy định;
b) Công chứng không đúng thời hạn quy định;
c) Sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng không đúng quy định;
d) Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;
đ) Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng;
e) Không dùng tiếng nói hoặc chữ viết là tiếng Việt;
g) Không tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên;
h) Hướng dẫn nhiều hơn 02 người tập sự tại cùng một thời điểm;
i) Hướng dẫn tập sự khi không đủ điều kiện theo quy định;
k) Không thực hiện đúng các nghĩa vụ của người hướng dẫn tập sự theo quy định;
l) Công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp không có phiếu yêu cầu công chứng;
m) Công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp thành phần hồ sơ có giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung;
n) Từ chối hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng không có lý do chính đáng.
...
Như vậy, trường hợp công chứng viên không đáp ứng đủ điều kiện mà hướng dẫn người tập sự hành nghề công chứng sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Lưu ý: Theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Công chứng viên không đáp ứng đủ điều kiện mà hướng dẫn người tập sự hành nghề công chứng (Hình từ Internet)
Chánh Thanh tra Sở Tư pháp có quyền xử phạt đối với công chứng viên không đáp ứng đủ điều kiện mà hướng dẫn tập sự không?
Theo điểm a khoản 2 Điều 88 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định Chánh Thanh tra Sở Tư pháp có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
Đồng thời, theo điểm b khoản 4 Điều 84 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra
...
4. Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp, Trường đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, thi hành án dân sự; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
...
Như vậy, theo các quy định nêu trên thì Chánh Thanh tra Sở Tư pháp có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với công chứng viên không đáp ứng đủ điều kiện mà hướng dẫn người tập sự hành nghề công chứng.
Lưu ý: Theo khoản 6 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương VIII Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?