Công chứng viên có bị tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên khi công chứng bản dịch không có bản chính hay không?
- Công chứng viên có bị tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên khi công chứng bản dịch không có bản chính hay không?
- Công chứng viên có bị miễn nhiệm trong trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà vẫn mà còn tiếp tục vi phạm không?
- Nguyên tắc hành nghề công chứng được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật?
Công chứng viên có bị tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên khi công chứng bản dịch không có bản chính hay không?
Công chứng viên có bị tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên khi công chứng bản dịch không có bản chính hay không? (Hình từ Interne)
Hành vi vi phạm quy định của công chứng viên về công chứng bản dịch được quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 14 Nghị định 82/2020/NĐ-CP và điểm b khoản 4 Điều 14 Nghị định 82/2020/NĐ-CP và khoản 5 Điều 14 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm quy định của công chứng viên về công chứng bản dịch
…
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công chứng bản dịch có mục đích hoặc nội dung vi phạm pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội;
b) Công chứng bản dịch liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ, chồng; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;
c) Công chứng bản dịch trong trường hợp biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả; giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định;
d) Công chứng bản dịch do người phiên dịch không phải là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng nơi mình đang hành nghề thực hiện;
đ) Công chứng bản dịch không có bản chính;
e) Công chứng bản dịch không chính xác với nội dung giấy tờ, văn bản cần dịch.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và d khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ và e khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở về bản dịch đã được công chứng quy định tại các điểm c, đ và e khoản 3 Điều này.
Như vậy, Công chứng viên sẽ bị tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 03 tháng đến 06 tháng khi công chứng bản dịch không có bản chính.
Đồng thời, đối với hành vi công chứng bản dịch không có bản chính thì sẽ bị:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi trên;
- Buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở về bản dịch đã được công chứng không có bản chính.
Công chứng viên có bị miễn nhiệm trong trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà vẫn mà còn tiếp tục vi phạm không?
Căn cứ tại điểm e khoản 2 Điều 15 Luật Công chứng 2014 về Miễn nhiệm công chứng viên như sau:
Miễn nhiệm công chứng viên
…
2. Công chứng viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định tại Điều 8 của Luật này;
b) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;
d) Không hành nghề công chứng trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được bổ nhiệm công chứng viên hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên;
đ) Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này mà lý do tạm đình chỉ hành nghề công chứng vẫn còn;
e) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm; bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc;
g) Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
h) Thuộc các trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên quy định tại Điều 13 của Luật này tại thời điểm được bổ nhiệm.
Như vậy, Công chứng viên sẽ bị miễn nhiệm khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm.
Nguyên tắc hành nghề công chứng được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ Điều 4 Luật Công chứng 2014 thì nguyên tắc hành nghề công chứng được quy định như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Khách quan, trung thực.
- Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?