Công chức Viện kiểm sát nhân dân đương nhiên miễn nhiệm trong những trường hợp nào? Hồ sơ miễn nhiệm gồm những gì?
Công chức Viện kiểm sát nhân dân đương nhiên miễn nhiệm trong những trường hợp nào?
Theo Điều 2 Quy chế về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 giải thích miễn nhiệm như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Biệt phái là việc công chức của Viện kiểm sát nhân dân được người có thẩm quyền quyết định chuyển đến làm việc ở cơ quan nhà nước hoặc đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.
7. Từ chức là việc công chức đang giữ chức vụ hoặc chức danh tự mình đề nghị được từ chức khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc khi chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
8. Miễn nhiệm là việc công chức đang giữ chức vụ, chức danh được cấp có thẩm quyền quyết định không tiếp tục giữ chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm.
...
Dẫn chiếu đến Điều 23 Quy chế về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Miễn nhiệm
1. Công chức đương nhiên được miễn nhiệm chức vụ, chức danh khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành.
2. Công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ, chức danh khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Không đủ sức khỏe; vì hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao;
b) Không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật chưa đến mức bị kỷ luật bằng hình thức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế; vi phạm quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của cơ quan có thẩm quyền;
c) Không đủ năng lực, uy tín để làm việc.
d) Trong thời hạn bổ nhiệm, bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần;
...
Chiếu theo quy định này thì Công chức Viện kiểm sát nhân dân đương nhiên miễn nhiệm khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành.
Công chức Viện kiểm sát nhân dân đương nhiên miễn nhiệm trong những trường hợp nào? Hồ sơ miễn nhiệm gồm những gì? (hình từ internet)
Quy trình miễn nhiệm công chức Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện ra sao?
Cũng tại Điều 23 Quy chế về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định quy trình miễn nhiệm công chức Viện kiểm sát được thực hiện theo quy trình sau:
- Công chức có đơn đề nghị được miễn nhiệm hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị chỉ đạo hoặc cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ nơi công chức đang công tác đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét việc miễn nhiệm;
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị chỉ đạo cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ và các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định, xin ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cùng cấp theo quy định;
+ Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín.
+ Việc quyết định miễn nhiệm đối với công chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.
- Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thông báo và nghe ý kiến của công chức về việc miễn nhiệm, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc trình cấp trên xem xét, quyết định việc miễn nhiệm.
+ Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi bị miễn nhiệm, người đứng đầu cơ quan quản lý, sử dụng công chức bố trí công tác phù hợp; công chức có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền.
+ Trường hợp công chức bị miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp thì cơ quan có thẩm quyền cho thôi việc theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ miễn nhiệm công chức Viện kiểm sát nhân dân gồm những gì?
Tại khoản 4 Điều 23 Quy chế về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Miễn nhiệm
...
4. Hồ sơ về việc miễn nhiệm gồm các tài liệu sau:
a) Tờ trình về việc miễn nhiệm;
b) Các văn bản thể hiện công chức thuộc quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Biên bản hội nghị và biên bản kiểm phiếu;
d) Các tài liệu khác có liên quan.
Theo đó, hồ sơ miễn nhiệm công chức Viện kiểm sát nhân dân bao gồm các tài liệu sau:
- Tờ trình về việc miễn nhiệm;
- Các văn bản thể hiện công chức thuộc quy định tại khoản 2 Điều này;
- Biên bản hội nghị và biên bản kiểm phiếu;
- Các tài liệu khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?