Công chức, viên chức thuộc cơ quan Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ trưởng đơn vị về vấn đề gì?
- Công chức, viên chức thuộc cơ quan Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ trưởng đơn vị về vấn đề gì?
- Trách nhiệm của công chức, viên chức thuộc cơ quan Tổng cục Thuế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao là gì?
- Công chức, viên chức khi có đề nghị trực tiếp làm việc với lãnh đạo Tổng cục Thuế phải báo cáo và được sự chấp thuận của ai?
Công chức, viên chức thuộc cơ quan Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ trưởng đơn vị về vấn đề gì?
Theo khoản 2 Điều 10 Quy chế làm việc của cơ quan Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2282/QĐ-TCT năm 2017 quy định như sau:
Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của công chức, viên chức, người lao động
1. Chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn, phân công công tác của cấp trên; chủ động nghiên cứu, giúp Thủ trưởng đơn vị về lĩnh vực chuyên môn được phân công theo dõi, các công việc được Thủ trưởng đơn vị hoặc lãnh đạo Tổng cục giao.
2. Chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ trưởng đơn vị về: ý kiến đề xuất, tiến độ, chất lượng, hiệu quả của từng công việc được giao; hình thức, thể thức, trình tự và thủ tục ban hành văn bản, quy trình giải quyết công việc được phân công theo dõi.
...
Theo đó, công chức, viên chức thuộc cơ quan Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ trưởng đơn vị về vấn đề sau:
- Ý kiến đề xuất, tiến độ, chất lượng, hiệu quả của từng công việc được giao;
- Hình thức, thể thức, trình tự và thủ tục ban hành văn bản, quy trình giải quyết công việc được phân công theo dõi.
Lưu ý: Trường hợp lãnh đạo Tổng cục, Thủ trưởng đơn vị hoặc cấp Phó làm việc và phân công trực tiếp cho công chức của đơn vị thì công chức phải chịu trách nhiệm thi hành ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục, Thủ trưởng đơn vị hoặc cấp Phó và báo cáo kịp thời với Trưởng phòng /Phó Trưởng phòng hoặc lãnh đạo phụ trách trực tiếp.
Công chức, viên chức thuộc cơ quan Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ trưởng đơn vị về vấn đề gì? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của công chức, viên chức thuộc cơ quan Tổng cục Thuế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao là gì?
Theo khoản 5 Điều 10 Quy chế làm việc của cơ quan Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2282/QĐ-TCT năm 2017 quy định như sau:
Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của công chức, viên chức, người lao động
...
3. Trường hợp lãnh đạo Tổng cục, Thủ trưởng đơn vị hoặc cấp Phó làm việc và phân công trực tiếp cho công chức của đơn vị thì công chức phải chịu trách nhiệm thi hành ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục, Thủ trưởng đơn vị hoặc cấp Phó và báo cáo kịp thời với Trưởng phòng /Phó Trưởng phòng hoặc lãnh đạo phụ trách trực tiếp.
4. Chủ động đề xuất ý kiến về cơ chế, chính sách phục vụ cho công tác quản lý thuế của Tổng cục; hợp tác, phối hợp giúp đỡ lẫn nhau trong công việc; sẵn sàng tham gia các nhiệm vụ chung, đột xuất khi được giao.
5. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, báo cáo phản ảnh kịp thời với Thủ trưởng đơn vị hoặc người trực tiếp giao việc những khó khăn, vướng mắc phát sinh; kiến nghị phương án giải quyết với Thủ trưởng đơn vị xem xét, xử lý theo thẩm quyền.
...
Như vậy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, công chức, viên chức thuộc cơ quan Tổng cục Thuế có trách nhiệm báo cáo phản ảnh kịp thời với Thủ trưởng đơn vị hoặc người trực tiếp giao việc những khó khăn, vướng mắc phát sinh.
Đồng thời, công chức, viên chức thuộc cơ quan Tổng cục Thuế kiến nghị phương án giải quyết với Thủ trưởng đơn vị xem xét, xử lý theo thẩm quyền.
Công chức, viên chức khi có đề nghị trực tiếp làm việc với lãnh đạo Tổng cục Thuế phải báo cáo và được sự chấp thuận của ai?
Theo khoản 7 Điều 4 Quy chế làm việc của cơ quan Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2282/QĐ-TCT năm 2017 quy định như sau:
Yêu cầu, trách nhiệm chung đối với công chức, viên chức và người lao động
...
6. Thực hiện tốt Quy chế quản lý hoạt động tại trụ sở làm việc và văn minh công sở tại cơ quan, đơn vị; chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về tiêu chuẩn văn hoá công sở và đạo đức cán bộ thuế.
7. Công chức, viên chức, người lao động các đơn vị (gồm cả lãnh đạo, quản lý và chuyên viên) khi có đề nghị trực tiếp làm việc với lãnh đạo Tổng cục Thuế phải báo cáo và được sự chấp thuận của Thủ trưởng đơn vị, sự đồng ý của lãnh đạo Tổng cục Thuế. Trường hợp lãnh đạo Tổng cục Thuế yêu cầu trực tiếp làm việc thì phải chấp hành; sau khi làm việc xong phải báo cáo lại với Thủ trưởng đơn vị mình về nội dung làm việc và ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Thuế.
Theo quy định nêu trên thì công chức, viên chức khi có đề nghị trực tiếp làm việc với lãnh đạo Tổng cục Thuế phải báo cáo và được sự chấp thuận của Thủ trưởng đơn vị, sự đồng ý của lãnh đạo Tổng cục Thuế.
Trường hợp lãnh đạo Tổng cục Thuế yêu cầu trực tiếp làm việc thì phải chấp hành; sau khi làm việc xong phải báo cáo lại với Thủ trưởng đơn vị mình về nội dung làm việc và ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?